Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 122 - 124)

- Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu,

b/ Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị

Thứ nhất

- Xây dựng và phát triển nền NNĐT ở Tp.HCM theo hướng sản xuất hàng hóa, mang tính cạnh tranh, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm cao để phục vụ tốt nhu cầu ngày càng cao của hàng triệu dân tại thành phố và xuất khẩu.

- Phát triển NNĐT phải đi đôi với phát triển cơ sở vật chất và CSHT nông nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật, các công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra giống cây trồng và vật nuôi chất lượng và năng suất cao.

123

- Phát triển nền NNĐT ở thành phố gắn với mối quan hệ hợp tác liên kết với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.

- Phát triển nền NNĐT ở thành phố phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

- Phát triển nông nghiệp đi đôi với việc nâng cao đời sống nhân dân; kết hợp với xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT – XH hoàn thiện; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương.

Thứ hai

- Nhanh chóng và triệt để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong sở hữu đất đai, chuyển giao quyền sử dụng đất cho nông dân ổn định và lâu dài theo Luật đất đai. - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển NNĐT tại Tp.HCM, trong đó

xem nông hộ là đơn vị kinh tế cơ sở.

- Hình thành và phát triển các tổ chức sản xuất từ thấp đến cao như KTTT, HTX, tổ hợp tác, v.v…

Thứ ba

Cần đầu tư thích đáng và có chính sách khuyến nông trong bối cảnh quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng. Ngân sách Nhà nước cần dành phần thỏa đáng đầu tư cho phát triển nông nghiệp thuộc các lĩnh vực sau đây:

- Điều tra nghiên cứu tổng hợp bổ sung về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, KT – XH phục vụ cho quy hoạch phát triển và làm cơ sở luận chứng cho các đề án, các công trình nghiên cứu, xây dựng phát triển nông nghiệp.

- Xây dựng các cơ sở khoa học kĩ thuật (trung tâm công nghệ sinh học, KNNCNC, trạm giống, trạm bảo vệ thực vật, thú ý, v.v…) và chuyển giao công nghệ đối với các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, trước hết là giống cây trồng, vật nuôi theo hướng HĐH.

- Điều tra nghiên cứu về xã hội làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Đào tạo và huấn luyện cán bộ, đặc biệt là các bộ quản lý nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w