Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 28 - 31)

- Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp cho du khách là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần

1.2.2.Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa

Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình nông nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dưỡng) đang được chú ý phát

1.2.2.Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam trong quá trình đô thị hóa

trình đô thị hóa

Hiện nay, quá trình ĐTH ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh, diện tích đất NNĐT đang bị thu hẹp dần do sự cạnh tranh sử dụng đất để xây nhà hay nhiều mục đích khác, nhưng nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm ngày càng tăng với số lượng lớn. Trong bối cảnh quá trình ĐTH đang diễn ra hết sức nhanh và mạnh, thì

29

việc quan tâm phát triển NNĐT được xem như một hướng đi tối ưu và có tính khả thi cao giúp giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm chất lượng cao.

Ở nước ta, NNĐT tuy chưa định hình và chưa có định hướng phát triển cụ thể, nhưng nó vẫn diễn ra nhanh chóng ở các đô thị. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Biên Hòa, Tp.HCM, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, v.v… đều đã phát triển loại hình NNĐT và tự phát theo điều kiện tự nhiên, KT - XH đặc thù riêng. Đà Lạt đang phát triển NNĐT tập trung vào hoa, cây cảnh, rau cận nhiệt đới và nhiệt đới, v.v... Các loại cây cảnh và hoa thì TP.HCM nhập từ các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp về tu sửa, chăm sóc cung cấp cho nhu cầu người dân thành phố.

Theo các chuyên gia, trình độ sản xuất của NNĐT tại Việt Nam còn lạc hậu, manh mún, chủ yếu canh tác theo tập quán. Do chưa có định hướng cụ thể cho phát triển NNĐT từng thành phố và vùng ven nên chưa có sự liên kết trong xây dựng và phát triển những đặc thù riêng. Từ trước đến nay các thành phố lớn chỉ xem phát triển đô thị là phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, thương mại, xem hoạt động nông nghiệp là thứ yếu.Vì thế cả một thời gian dài các đô thị tại Việt Nam chưa có quy hoạch về phát triển NNĐT.

Một số đô thị điển hình ở Việt Nam về phát triển NNĐT:

* Thành phố Hà Nội: Với việc mở rộng diện tích thành phố năm 2008, Hà Nội đã và đang ưu tiên phát triển nông nghiệp cả ở nội thị và ngoại thị.

- Nông nghiệp nội thị: Nông nghiệp tồn tại trong đô thị và vùng ven ở nước ta đã có

từ xa xưa, chỉ riêng Hà Nội đã có húng Láng, rau Tây Tựu, hoa Ngọc Hà, đào Nhật Tân, cá rô Đầm Sét, tôm cá Hồ Tây, rau muống trong ao hồ, kênh mương, v.v…

Có một xu thế đang diễn ra rất mạnh hiện nay là nhiều gia đình ở Hà Nội cũng bắt đầu trồng rau để phục vụ bữa ăn gia đình . Để có rau sạch, nhiều hộ đã trồng rau vào chậu cảnh, hộp xốp, thậm chí cải tạo cả tầng thượng thành một vườn rau, tận dụng mọi góc ngõ để các chậu rau, một số hộ bắt đầu trồng rau theo phương pháp thủy canh trên ban công và sân thượng. Các loại rau được trồng đa phần đều dễ chăm sóc như rau muống, rau lang, cải cúc kèm với rau ăn sống như xà lách, rau diếp, rau má, tía tô, mùi tàu, v.v…

nhiều tầng để tạo lập nhà ở có vườn tr ồng rau và chăn nuôi nhằm bổ sung thực phẩm cho bữa ăn gia đình. Ngành thủy sản vẫn phát triển, nhiều hồ, nhiều ngư dân còn kiếm sống trên các đoạn sông chảy qua thành phố.

- Nông nghiệp ngoại thị: Những năm gần đây, bên cạnh việc trồng những giống cây

cho năng suất cao, các huyện chỉ đạo các hộ dân từng bước khôi phục, phát triển những giống cây đặc sản như bưởi Cát Quế, bưởi Diễn, nhãn muộn , v.v...

Cùng với khôi phục giống cây đặc sản truyền thống, Hoài Đức mạnh dạn đưa vào phát triển những giống cây trồng mới. Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng chuyên canh trồng cây phật thủ, loại cây có giá trị kinh tế cao được tiêu thụ mạnh vào dịp lễ, Tết.

*Bình Dương:

Là một trong những tỉnh có tốc độ ĐTH cao nhất nước. Chính vì thế, NNĐT sớm được tỉnh quan tâm, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn liên tục tăng cao. Có thể lấy thành phố Thủ Dầu Một làm ví dụ điển hình cho những bước phát triển mạnh mẽ của NNĐT. Do quá trình ĐTH, diện tích đất nông nghiệp của thành phố chỉ còn khoảng 2.655 ha, chiếm 22% diện tích đất tự nhiên và chỉ còn 4.118 lao động phục vụ cho nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị nông - lâm - thủy sản của thành phố đạt 50,6 tỷ đồng, giá trị sản lượng bình quân trên 1 ha canh tác/năm đạt đến 69,4 triệu đồng . Đây là nỗ lực chuyển dịch từ cây có giá trị kinh tế thấp (như cây lúa, mía, vườn tạp) chuyển sang cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với sản xuất NNĐT như trồng rau màu, hoa lan, cây cảnh, vườn cây ăn quả, v.v... Các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ cũng đã chuyển sang chăn nuôi tập trung với mô hình lớn hơn ở hộ gia đình và trang trại (phát triển theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp).

*Đà Nẵng

Là một trong những địa phương có những mô hình NNĐT khá độc đáo. Mấy năm gần đây, nhất là khi chỉ thị của Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng về cấm nuôi gia súc, gia cầm ở khu vực nội thị có hiệu lực, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi diễn ra khá sôi động.

Thành quả đáng kể nhất là nghề làm sinh vật cảnh, trồng rau mầm, nấm ăn phát triển nhanh, nông dân không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội

31

làm giàu. Cũng từ đây, hàng trăm nông dân tiếp cận với nghề trồng hoa, cây cảnh. Trung tâm Khuyến ngư - nông - lâm Đà Nẵng cùng Phòng Kinh tế Quận Hải Châu đã mở hàng chục lớp tập huấn kĩ thuật cho nông dân. Nhờ vậy, mô hình trồng hoa cây cảnh ở Đà Nẵng phát triển rất nhanh. Hiện quận, huyện nào cũng có Hội Sinh vật cảnh và khu trưng bày sản phẩm. Có hộ trồng tới 10.000 chậu cúc/vụ, hơn 5.000 gốc mai cảnh, thu nhập 300 - 400 triệu đồng/năm. Trên địa bàn thành phố có khoảng 300 hộ hoạt động trong lĩnh vực này, tạo ra lượng của cải trị giá 30 - 40 tỷ đồng/năm.

Ngoài nghề trồng hoa, cây cảnh, việc sản xuất rau xanh phục vụ cho Thành phố cũng được ưu tiên phát triển và mang lại hiệu quả cao.

*Tại Đà Lạt (Lâm Đồng)

Không chỉ mang lại lợi ích xã hội, NNĐT còn mang lại lợi ích kinh tế khá lớn. Ở vị trí cửa ngõ thành phố Đà Lạt, xã Hiệp An có lợi thế về giao thông thuỷ lợi, đất đai phì nhiêu, v.v… Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao, từ năm 2004, xã Hiệp An được tỉnh đầu tư xây dựng các mô hình thí điểm trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới. Hàng trăm hécta đất trồng lúa của xã trước đây đã được chuyển sang trồng rau, hoa. Có những hộ chuyên trồng các loại hoa cao cấp như layơn, hồng, đồng tiền, địa lan, v.v… thu nhập mỗi năm vài trăm triệu đồng. Trước đây, chủ yếu trồng rau để bán cho thị trường nội địa, nhưng nay đã có rau thương phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở tp hồ chí minh trong quá trình đô thị hóa (Trang 28 - 31)