- Mía: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp mía đường, rượu,
b/ Mục tiêu cụ thể
3.3.10. Giải pháp định hình vùng sản xuất tập trung
Trong những năm tới cần đẩy mạnh đầu t ư CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp; ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sản xuất NNĐT. Theo đó sẽ giảm dần diện tích lúa kém hiệu quả; tăng tỉ trọng diện tích trồng rau, đậu, hoa kiểng, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa và thịt, chăn nuôi heo. Tiến hành nhân và lai tạo giống mới, hình thành nên trung tâm giống cây trồng của khu vực phía Nam và cả nước. Trên cơ sở đó , hình thành nên các vùng sản xuất tập trung, là cơ sở hình thành nên vành đai nông nghiệp của thành phố. Cụ thể là:
- Khu vực Tây Bắc (bao gồm Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, Bắc Bình Chánh) ưu tiên phát triển rau, đậu an toàn; cây ăn quả và hoa kiểng kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn; chăn nuôi bò lấy thịt và sữa, chăn nuôi heo và gia cầm. Hình thành nên khu vực trồng trọt và chăn nuôi trọng điểm của thành phố
141
- Khu vực Đông Bắc (gồm Thủ Đức, Quận 2, Quận 9) ưu tiên phát triển cây hoa kiểng, cây ăn quả và các khu sinh thái vui chơi giải trí; nuôi trồng thủy sản nước ngọt ven sông Đồng Nai và Sài Gòn.
- Khu vực Nam và Đông Nam (gồm Nam Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) ưu tiên nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn như tôm thẻ, tôm sú, cua, nghêu, sò huyết chủ yếu ở Cần Giờ; trồng rừng kết hợp với du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển; nuôi chim yến tập trung tại thị trấn Cần Thạnh.
- Tại các khu vực nội thành, do diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp nên có thể tận dụng đất ở để phát triển nghề nuôi cá cảnh, trồng hoa kiểng và sinh vật cảnh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tạo không gian xanh sạch cho đô thị.
3.4. KIẾN NGHỊ
Trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ ngành Địa lí học, tác giả đã nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nền NNĐT ở Tp.HCM. Tuy nhiên, để hiện thực hóa vấn đề này thì cần có các chính sách của Nhà nước, sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tp.HCM, sự vào cuộc của các ban ngành, sự chung tay xây dựng của nhân dân thì việc phát triển NNĐT ở Tp.HCM mới thật sự hiệu quả và bền vững. Cụ thể, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:
- UBND thành phố là cơ quan quản lí cao nhất về kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp – nông thôn nói riêng. Vì vậy, UBND thành phố cần tiến hành quy hoạch cụ thể đất sản xuất nông nghiệp trong điều kiện ĐTH nhanh chóng, phù hợp với từng cây con của nền NNĐT; đầu tư CSHT tầng nông nghiệp, đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; định hướng việc CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiệu quả, hiện đại. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan ban ngành liên quan làm tốt công tác phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị trực tiếp quản lí về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Vì vậy, Sở cần thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của UNND thành phố về CDCCKTNN theo hướng NNĐT hiện đại; chủ động quản lí thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; đồng thời, cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm phát triển NNĐT nhanh và bền vững.
- Các trung tâm, các đơn vị nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn như Trung tâm Công nghệ sinh học Tp.HCM, KNNCNC Tp.HCM, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, các Phân viện nghiên cứu nông nghiệp ở phía Nam cần tập trung nghiên cứu lai tạo giống mới; đưa các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng các mô hình NNĐT đặc trưng để nhân rộng ra toàn địa bàn thành phố và cả nước.
- Các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các hộ dân trong việc cung ứng các vật tư nông nghiệp; các doanh nghiệp thu mua nông sản cần liên kết để hạn chế các khâu trung gian nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ độn g khảo sát và dự báo thị trường nông sản nhằm khuyến cáo người dân chuyển đổi và điều chỉnh quy mô cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.
- Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp cần mạnh dạn ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; ưu tiên sản xuất các cây trồng và vật nuôi phù hợp với nền NNĐT; cần liên kết chặc chẽ hơn nữa trong sản xuất; đồng thời chủ động theo dõi thị trường để có hướng sản xuất phù hợp.
143
KẾT LUẬN
NNĐT là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp tại các đô thị trên thế giới, trong đó có Tp.HCM. Trên cơ sở vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới và Việt Nam, tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển NNĐT tại địa bàn thành phố trong giai đoạn 2000 – 2011 , qua đó tác giả có thể đưa ra một số kết luận sau:
1- Tp.HCM là một đô thị lớn của nước ta, có vị trí địa lí quan trọng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, khá thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng ngày càng cao, có nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, v.v…là những nhân tố thuận lợi hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền NNĐT.
2- Nhìn chung, nền NNĐT ở Tp.HCM trong giai đoạn 2000 – 2011 đã đạt được những bước tiến tích cực trong bối cảnh quá trình ĐTH đang diễn ra nhanh chóng. Đó là sự tăng trưởng cao về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày càng phù hợp với nền NNĐT, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp ngày càng nâng cao, liên kết trong sản xuất và các hình thức TCLTNN ngày càng hiệu quả, khả năng cạnh tranh nông sản trên thị trường ngày càng cao, v.v…cho đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sản xuất nông nghiệp.
3- Nền NNĐT thành phố đã và đang tập trung vào sản xuất các giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nền NNĐT như trồng rau đậu, trồng hoa và cây kiểng, nuôi heo cao sản, nuôi bò sữa, nuôi chim yến, nuôi cá cảnh, v.v… Ngoài ra, việc nghiên cứu và nhân giống cây trồng, vật nuôi cũng được quan tâm phát triển nhằm đưa thành phố trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi lớn nhất cả nước.
4- Mặc dù đóng góp về giá trị của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của thành phố rất nhỏ, tuy nhiên giá trị sinh thái và cải thiện môi trường thì không có ngành nào thay thế được.
5- Bên cạnh những thành tựu kể trên thì nền nông nghiệp thành phố cũng gặp không ít những khó khăn như diện tích đất canh tác ngày càng manh mún, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhìn chung còn chậm, sự cạnh tranh trên thị tr ường ngày càng quyết liệt, thiên tai dịch bệnh và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, v.v… đã và đang là rào cản cho sự phát triển của nền NNĐT.
6- Để nền NNĐT của thành phố phát triển ngày càng hiệu quả và bền vững trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như tìm hiểu mở rộng thị trường, quản lý đất đai, đầu tư vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển thủy lợi hóa và cơ giới hóa, xây dựng CSHT và CSVCKT nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất cho đến việc định hình vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
145