MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 92 - 97)

NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn để cho vay mà không phải mất quá nhiều chi phí sử dụng vốn thì ACB An Giang cần có những biện pháp về huy động vốn như sau:

- Mở rộng chiến lược Marketting, quảng cáo và đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn với nhiều loại hình tiền gửi đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tiếp cận các hộ có thu nhập cao, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vận động họ gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt là nên áp dụng hình thức gửi một nơi lĩnh tiền nhiều nơi tạo thuận lợi cho khách hàng vừa thuận tiện vừa làm tròn chức năng của một phương tiện thanh toán.

- Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất. Lãi suất đưa ra phải mang tính cạnh tranh cao, giảm bớt các khoản chi phí trong quản lý để tăng lợi nhuận làm cơ sở cho phát triển. Sử dụng một phần chi phí tiết kiệm được mà đưa lãi suất lên nhằm thu hút khách hàng về ngân hàng. Phải thực hiện phát triển đi đôi với bền vững.

- Tạo một môi trường làm việc thoải mái, vừa mang tính văn minh, vừa mang tính hiện đại cho các nhân viên và các khách hàng tại ngân hàng. Với một môi trường làm việc tốt đẹp như thế sẽ tạo niềm tin cho khách hàng khi đến ngân hàng để giao dịch.

- Đơn giản hoá các giấy tờ hành chính tạo sự thuận lợi và cảm giác nhanh chóng khi đến với ngân hàng nhằm khuyến khích họ gửi tiền vào ngân hàng mà không thấy lâu nữa.

- Cần quan tâm hơn nữa việc đổi mới trang thiết bị công nghệ đảm bảo tính hiện đại, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Đây cũng là yếu tố làm tăng uy tín cho ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ viên chức (CBVC), đặc biệt là cán bộ tín dụng và lực lượng kế toán để đảm bảo thật tốt yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngân hàng.

- Bố trí và tập trung huy động vốn các chợ lớn ở các xã và các khu vực công nghiệp và các Công ty tạo điều kiện thu tại chỗ. Thường xuyên mở hội nghị khách hàng nhằm thu thập thông tin để chi nhánh của tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng và cũng nhằm củng cố lề lối làm việc thật tốt.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan điều tra nắm bắt, tiếp cận những hộ gia đình có thân nhân đi nước ngoài hay đi xuất khẩu lao động gửi tiền về Việt Nam, vận động gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ và ngoại tệ.

- Thành lập tổ huy động vốn chuyên trách, tổ này chuyên làm công tác huy động vốn bao gồm một vài người trong ban lãnh đạo có uy tín và đầy năng lực.

- Phát động phong trào thi đua trong toàn thể CBVC. Kịp thời khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích tốt. Giao chỉ tiêu cụ thể cho ban lãnh đạo, từng CBVC.

2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ACB An Giang Giang

- Cần xác định được khách hàng mục tiêu cho ngân hàng, đồng thời cần tập trung nguồn vốn hợp lý để đầu tư cho mọi thành phần kinh tế. Chuyển hướng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh hàng hoá, hộ kinh tế trang trại, hộ ngành nghề, làng nghề.

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế quốc dân, dần dần quản lý cho vay theo sản phẩm, ngành kinh tế. Thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng theo các tiêu chuẩn phù hợp trên cơ sở đó có hướng cấp tín dụng thích hợp.

- Phải phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của lãi suất. Các ngân hàng cho vay theo lãi xuất thoả thuận, đảm bảo theo tín hiệu cung cầu của thị trường, tuy nhiên cần phải linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh lãi suất huy động cộng với chi phí và các dịch vụ khác, tạo lợi thế trong cạnh tranh, áp dụng lãi suất cho vay thời gian dài cao hơn ngắn hạn, cho vay món nợ nhỏ thì cao hơn món nợ lớn, khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao hơn thì lãi suất cho vay cao hơn.

- Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể thấy tràn ngập các quảng cáo về hàng tiêu dùng, còn các sản phẩm về ngân hàng thì hầu như chưa có, mà nếu có cũng chỉ có các sản phẩm dịch vụ truyền thông như tiết kiệm, cho vay,... và cũng chỉ thực hiện khi ngân hàng cần vốn. Các sản phẩm dịch vụ mới thì chưa thấy các quảng cáo hướng dẫn giới thiệu. Như vậy thì chưa cung cấp một cách đầy đủ các thông tin đến dân chúng khiến cho họ có cảm giác e ngại khi có nhu cầu cần tiềm đến ngân hàng để giao dịch. Từ đó cho thấy, mở rộng quảng cáo cho ngân hàng là một việc làm rất bổ ích, cần phải làm ngay bây giờ để có kết quả về lâu dài.

- Đào tạo và nâng cao trình độ quản trị điều hành đầu tư vốn, trình độ thẩm định và cho vay của đội ngũ cán bộ. Đồng thời!chú trọng công tác giáo dục đạo đức

tác phong, ngôn phong của cán bộ nhân viên nhất là cán bộ tín dụng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ đối với hoạt động của ngân hàng.

- Thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng thông qua cho vay hợp vốn, đồng tài trợ.

- Cải thiện nâng cao công nghệ thông tin để hoạt động tín dụng đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá ngân hàng.

- Tập trung cho vay vào những khách hàng vay truyền thống trả nợ sòng phẳng, có tài chính ổn định và phát triển. Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với khách hàng lớn có uy tín quan hệ thường xuyên với ngân hàng, tổ chức những buổi hội nghị với khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Mở rộng đối tượng cho vay, tận dụng nguồn vốn trung dài hạn để cho vay những dự án, phương án khả thi phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể,...

- Chọn lọc đối tượng khách hàng để phục vụ, không chạy theo số lượng, tăng dư nợ tín dụng mà cần phải chú trọng chất lượng tín dụng là chủ yếu.

- Ngân hàng phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; kiểm tra; kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phát hiện và xử các khoản cho vay có rủi ro.

- Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Gắn quyền lợi của nhân viên với quyền lợi của ngân hàng, sự nổ lực của nhân viên phải được bù đắp xứng đáng có như vậy sẽ làm cho các nhân viên làm việc tận tụy và hết mình.

- Cụ thể hoá và sử dụng hệ thống các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng như một công cụ để quản lý quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tín dụng.

- Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc nâng cấp cơ sở, trang thiết bị cho ngân hàng một diện mạo tốt đẹp, một không khí làm việc thoải mái, tao nhã vừa văn minh

vừa lịch sự sẽ tạo thuận lợi cho cả công nhân viên của ngân hàng và khách hàng đến giao dịch và từ đó ngân hàng cũng có thể thu hút khách hàng về ngân hàng nhiều hơn.

- Mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng phải lấy chất lượng tín dụng làm thước đo để đánh giá năng lực, trình độ và hiệu quả đối với từng cán bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan để dễ thu thập được nhiều thông tin hơn về khách hàng vừa có thể tìm kiếm mở rộng qui mô tín dụng nhờ vào mối quan hệ đó.

- Cần có sự ổn định địa bàn hoạt động cho cán bộ tín dụng để phát huy mặt tích cực, tạo điều kiện để nắm bắt rõ tình hình kinh tế địa bàn, tài chính của khách hàng vay từ đó có những chủ động về đầu tư vốn tín dụng.

- Các cán bộ tín dụng cần phát huy hơn nữa bản lĩnh, chức năng của mình trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, chủ động đến với khách hàng, tìm ra các khách hàng tiềm năng sẽ đem lại kết quả tốt cho ngân hàng và nên chủ động đến với khách hàng trong suốt quá trình quan hệ tín dụng và có lịch giao dịch với khách hàng ở địa bàn mình quản lý. Có thể ngân hàng sẽ có một vài buổi cùng các khách hàng ngồi lại để nghe những đóng góp, ý kiến sẽ giúp ngân hàng được khá hơn trong qúa trình hoạt động.

- Kiên quyết xử lý nợ tồn đọng theo chủ trương của chính phủ, cán bộ tín dụng phải theo dõi đôn đốc kịp thời các khoản nợ đến hạn và quá hạn để kịp thời xử lý khi phát hiện tình huống xấu.

- Thông tin tín dụng thật quan trọng. Vì thế cần phải tìm mọi cách để có được thông tin chính xác về khách hàng vay vốn, phương án kinh doanh để từ đó giảm thiểu rủi ro cho khoản tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư. Không nên chạy theo lợi nhuận trước mắt mà quên mất chất lượng và hậu quả về lâu dài.

- Nên thành lập một bộ phận chuyên phân tích và xử lý rủi ro tín dụng. Nên xây dựng một mạng thông tin luôn cập nhật thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính

ngân hàng, thông tin về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của khách hàng,... nhằm kịp thời phòng ngừa rủi ro.

- Không tập trung cho vay đối với một hoặc một nhóm khách hàng, một loại hay một nhóm ngành nghề để tránh rủi ro khi khách hàng mất khả năng trả nợ hay do các nguyên nhân bất khả kháng, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường cho ngân hàng khi có sự cố xảy ra.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cỉa ACB An Giang. Tuy rằng hiện ACB An Giang vẫn đang hoạt động có hiệu quả nhưng để hoạt động của chi nhánh được phát triển cao lên thì thật sự các giải pháp đó sẽ rất có ít cho quá trình hoạt động của ngân hàng.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 92 - 97)