Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 78 - 83)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.5.1. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Qua 3 năm qua nợ quá hạn của chi nhánh có sự biến đổi. Cụ thể năm 2005 tổng nợ quá hạn ngắn hạn đạt 1.543 triệu đồng giảm 16 triệu đồng tức giảm 1,03% so với năm 2004. Sang năm 2006 nợ quá hạn tiếp tục giảm và đạt 1.533 triệu đồng giảm 10 triệu đồng hay giảm 0,65% so với năm 2005. Trong đó:

+ Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2004 nợ quá hạn là 1.279 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82,04% trên tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2005 nợ quá hạn là 1.268 triệu đồng giảm 11 triệu đồng tức giảm 0,86% so với năm 2005 và chiếm 82,18% trong tổng số nợ quá hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn là 1.265 triệu đồng giảm 3 triệu đồng hay đã giảm 0,24% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 82,52% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng.

+ Đối với ngành công thương (thương nghiệp): Năm 2004 nợ quá hạn là 202 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,96% trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, sang năm 2005 dư nợ ngành này đạt 199 triệu đồng giảm 3 triệu đồng tức giảm 0,01% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng là 12,90%. Đến năm 2006 dư nợ quá hạn của ngành này tiếp tục giảm đạt 197 triệu đồng giảm 2 triệu đồng tức tương đương giảm 1% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 12,85%.

+ Đối với lĩnh vực tiêu dùng (đời sống): Năm 2004 dự nợ quá hạn đạt 78 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 5,00% trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng, sang năm 2005 dự nợ quá hạn lĩnh vực này giảm xuống còn 76 triệu đồng giảm 2 triệu đồng tức giảm 2,56% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 4,93%. Đến năm 2006 số nợ quá hạn lại tiếp tục giảm xuống và đạt 71 triệu đồng giảm 5 triệu đồng với tốc độ giảm 6,6% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 4,63%.

Từ kết quả trên ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần qua 3 năm là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và xem xét những hộ này để tăng hạn mức tín dụng lên. Đồng thời!hạn chế giải quyết đối với các hộ có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng đã đánh giá

đúng đối tượng cho vay, do đó giảm được rủi ro, tăng doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do:

 Lũ lụt xảy ra liên tiếp trong những năm qua, nước lũ dâng cao làm cho một số hộ bị mất mùa. Một số hộ kịp thời thu hoạch một phần nhưng không đủ bù vào chi phí bỏ ra ban đầu.

 Giá hàng nông sản giảm mạnh trong những năm qua. Dịch bệnh xâm nhập làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi, giá đầu vào cao, đầu ra thấp, không đủ bù vào chi phí dẫn đến lỗ vốn nên nhiều hộ đã đến Ngân hàng xin gia hạn nợ hoặc buộc Ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn.

 Một số khách hàng thụ động trong vấn đề trả lãi và vốn, họ đến nhà chờ cán bộ địa bàn đến thu, nếu không thì họ cứ để mãi không chịu trả đúng hạn theo hợp đồng.

 Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa gạt Ngân hàng như mượn bằng khoán đất của người thân trong gia đình, giả chữ ký làm giấy ủy quyền để vay tiền, khi đến hạn trả tiền thì xảy ra tranh chấp.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại chi nhánh được đánh giá là tốt. Có được kết quả khả quan như trên là nhờ vào nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Cần lưu ý rút kinh nghiệm và chú trọng đến chỉ tiêu an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng việc thu hồi nợ để giảm dần nợ quá hạn.

Tóm lại, rủi ro tín dụng là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhìn chung trong thời gian qua tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng đang biến đổi theo chiều hướng tốt. Cụ thể nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần qua 3 năm như: Năm 2004 (1.559 triệu đồng), năm 2005 (1.543 triệu đồng), năm 2006 (1.533 triệu đồng). Trong đó thì ngành nông nghiệp có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

dư nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh cụ thể: Năm 2004 (82,04%), năm 2005 (82,18%), năm 2006 (82,52%). Nguyên nhân là do trong 3 năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh, nước lũ tương đối lớn, giá cả biến đổi lên xuống bất thường đã làm cho một số khách hàng có quan hệ vay vốn với Ngân hàng làm ăn không có hiệu quả. Bên cạnh đó thì ngành công thương và lĩnh vực tiêu dùng có dư nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh cụ thể: Năm 2004 (17,96%), năm 2005 (17,82%), năm 2006 (17,48%). Tuy đã cố gắng sàng lọc khách hàng và cẩn thận trong việc thẩm định khách hàng nhưng nợ quá hạn của hai ngành này vẫn còn tồn tại, điều đó cho thấy nguyên nhân chính là từ phía khách hàng. Do đứng trước những thách thức lớn của thời kỳ hội nhập kinh tế, giá cả đầu vào không ngừng biến động đặc biệt là giá xăng dầu nên một số doanh nghiệp và xí nghiệp không thể nào tránh khỏi làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ cho Ngân hàng.

Tù đó để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng trong những năm tới. Ngân hàng cần có biện pháp tốt về việc xử lý nợ quá hạn nông nghiệp và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay không được lơ là cho qua bất cứ giai đoạn nào. Chi nhánh phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như: Tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. Sau đây là biểu đồ về tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành của Ngân hàng qua 3 năm như sau:

+ Về nợ quá hạn/ dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả về việc thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng và cũng gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng với các khoản vốn cho vay.

Nợ quá hạn năm 2004 là 1.559 triệu đồng đến năm 2006 giảm xuống còn 1.533 triệu đồng. Trong khi đó dư nợ lại tăng qua các năm, vì thế nợ quá hạn trên dư nợ giảm dần qua 3 năm, năm 2004 là 1,05%, sang năm 2005 là 0,95% giảm 0,1% so với năm 2004. Đến năm 2006 tỉ lệ này lại tiếp tục giảm va chỉ còn 0,91% tức giảm 0,04% so với năm 2005, đây là những con số nằm dưới hạn mức cho phép (theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng chỉ được phép có nợ quá hạn / dư nợ dưới 5%). Chúng ta biết rằng khi Ngân hàng bước vào hoạt động cũng như các doanh nghiệp khác khi hạch định dự án đầu tư thì người hoạch định bao giờ cũng nghĩ tới một mức độ rủi ro và rủi ro ở mức nào thì tuỳ thuộc vào môi trường hoạt động của dự án và sự đánh giá chính xác của người hoạch định dự án đó. Tuy nhiên mức rủi ro không thể nào bằng không là không lúc nào cũng theo ý muốn của nhà kinh doanh mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài khác hay còn gọi là rủi ro thị trường. Hơn nữa hoạt động của Ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro nhất nên với tỷ lệ nợ quá hạn như trên là có thể chấp nhận được. Hơn nữa tỉnh An Giang là một tỉnh có trên 80% dân

số sống bằng nghề nông, sản phẩm chính là cây lúa mà lại luôn bị ảnh hưởng lũ lụt nên thu nhập của người dân không cao từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng.

Tuy nhiên, nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn còn phát sinh là do 3 năm qua, hoạt động cho vay của chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định do sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng chậm, nhu cầu vay vốn chưa cao. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trọng điểm lại kinh doanh kém hiệu quả.

Mặc dù chi nhánh luôn áp dụng các biện pháp tích cực để đảm bảo khả năng an toàn vốn vay nhưng trước thực trang kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nên dư nợ của Ngân hàng vẫn xuất hiện và có xu hướng giảm dần.

Để hiểu rõ hơn nữa về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình nợ quá hạn theo hành phần kinh tế được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w