Phân tích dư nợ theo ngành

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 68 - 71)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.4.1. Phân tích dư nợ theo ngành

Trong chiến lược hoạt động kinh doanh Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào tín dụng ngắn hạn vì đây là loại hình có thể sinh lời cao do lãi suất tương đối cao, vốn quay vòng nhanh, ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn. Trong đó đặc biệt chú trọng là đầu tư vào phát triển nông nghiệp, vì ACB An Giang đặt trụ sở tại trung tâm Thành Phố Long Xuyên là nơi mà đa số người dân sống bằng nghề nông, bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đồng thời!Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm, đây là xu hướng tốt. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn là 148.466 triệu đồng, sang năm 2005 dư nợ tăng lên đạt 161.818 triệu đồng tức tăng 13.352 triệu đồng hay tăng 8,99% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 168.163 triệu đồng tăng 6.345 triệu đồng tức tăng 3,92% so với năm 2005. Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành tại ACB An Giang qua 3 năm như sau:

+ Nông nghiệp: Năm 2004 dư nợ nông nghiệp đạt là 98.173 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,12% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2005 dư nợ đạt 78.243 triệu đồng giảm 19.630 triệu đồng tức giảm 20,30% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ loại này đạt 44.282 triệu đồng giảm 33.961 triệu đồng hay giảm 43,40% so với năm 2005 và chiếm 26,33% trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Nguyên nhân làm cho dư nợ nông nghiệp giảm dần qua 3 năm là vì trong 3 năm qua Ngân hàng đã thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đảm bảo chất lượng ổn định và liên tục cải tiến để thỏa mản nhu cầu của khách hàng nên Ngân hàng đã phân loại khách hàng và chỉ cho vay đối với những khách hàng có uy tín, có thiện chí trả nợ cao để đảm bảo chất lượng tín dụng. Hơn nữa do khách hàng của ACB An Giang phần đông là hộ nông dân có uy tín và thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, mà trong 3 năm qua nông dân thường trúng mùa, giá cả lại cao đã làm cho lợi nhuận thu được cao hơn các năm trước nên họ thường thanh toán tiền vay đúng hạn và có một số khách hàng không đăng ký vay lại. Do đó đã làm cho dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng đối với ngành này có xu hướng giảm dần.

+ Công thương (thương nghiệp): Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay đối với ngành này có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 dư nợ đạt 72.787 triệu đồng tăng 45.268 triệu đồng tức tăng 164,50% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ đạt 120.595 triệu đồng tăng 47.808 triệu đồng tương ứng tăng 65,68% so với năm 2005. Dư nợ của ngành này tăng lên liên tục cho thấy tình hình kinh doanh và hoạt động của các xí nghiệp, doanh nghiệp và công ty có bước phát triển, người dân đã mạnh dạng mở rộng đầu tư và phát triển thêm nhiều ngành mới. Mặt khác nó còn thể hiện sự tích cực của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xâm nhập thị trường mở rộng quy mô tín dụng.

+ Tiêu dùng: Ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng giảm dần qua 3 năm được thể hiện như sau: Năm 2005 dư nợ của loại này đạt 10.788 triệu đồng giảm 11.986 triệu đồng tức giảm 52,63% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ của loại hình tiêu dùng tiếp tục giảm đạt 3.286 triệu đồng giảm 7.502 triệu đồng tương đương giảm 69,54% so với năm 2005. Nguyên nhân là doanh số cho vay của tiêu dùng tăng nhưng thấp hơn mức thu nợ từ loại hình đầu tư này, do đó làm cho dư nợ tiêu dùng

giảm dần qua 3 năm. Ngoài ra, là do loại hình đầu tư này thường phải chịu mức lãi suất cao và còn phải trả vốn lãi hàng tháng, bên cạnh đó mức sống xã hội ngày càng cao, giá cả ngày càng đất đỏ mà thu nhập tiền lương của họ thường ít có tăng nhưng nếu có tăng thì cũng thấp hơn mức tăng của chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, từ đó đã làm cho một số người dân e ngại vay loại hình này làm cho dư nợ của Ngân hàng về loại này cũng giảm theo.

Nhìn chung dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Điều này không có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng kém hiệu quả, mà do Ngân hàng đã phân loại khách hàng chỉ cho vay đối với khách hàng có đủ điều kiện và có thiện chí trả nợ cao. Bên cạnh đó thì dư nợ cho vay đối với ngành công thương có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đã thành công trong việc mở rộng đối tượng cho vay, đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ đối với ngành này. Vì đây là ngành đang được chú trọng phát triển ở địa phương và nó hoạt động rất có hiệu quả. Mặt khác dư nợ cho vay đối với lĩnh vực tiêu dùng lại giảm dần qua 3 năm, do trong 3 năm qua thu nợ đối với lĩnh vực này tương đối cao và cao hơn doanh số cho vay, lí do khác là người dân đã hạn chế vay vì khoản vay này thường chịu mức lãi suất cao. Tóm lại để có thể đảm bảo vai trò là người cung cấp vốn cho nền kinh tế, để có thể hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong những năm tới. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc mở rộng đối tượng cho vay và thu hút khách hàng đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng, vì đây là lĩnh vực đầu tư rất có hiệu quả, đa số khách hàng đều có thu nhập ổn định, ý thức trả nợ lại cao. Tuy nhiên thì không thể lơ là trong việc mở rộng cho vay nông nghiệp, vì hầu hết nông dân ngày nay điều có kinh nghiệm sản xuất nên năng xuất lao động thường cao, giá lại có xu hướng tăng, vì vậy đây là lĩnh vực đầu tư cũng không kém phần hiệu quả. Ngoài ra đối với lĩnh vực công thương tuy đã đạt được kết quả rất tốt về dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này trong những năm qua, nhưng cần phải phấn đấu hơn nữa trong những năm tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w