Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 83 - 86)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.5.2.Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004- 2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh Lệch 2005/2004 Chênh Lệch 2006/2005

Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % 1. KTQD 124 8,15 120 7,78 117 7,63 -4 -3,23 -3 -2,5 2. KTNQD 1.435 92,05 1.423 92,22 1.416 92,37 -12 -0,84 -7 -0,49 Cty CP,TNHH, DNTN 789 5,01 76 4,93 73 4,76 -2 -2,56 -3 -2,63 NVCC 61 3,91 59 3,82 57 3,72 -2 -3,28 -1 -1,70 CN, HGĐ, TP KHÁC 1.296 83,13 1.288 83,47 1.285 83,82 -8 -0,62 -3 -0,23 Nợ quá hạn 1.559 100,00 1.543 100,00 1.533 100,00 -16 -1,03 -10 -0,65

Để minh họa sự biến động của tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta quan sát biểu đồ sau:

Qua bảng số liệu ta nhận thấy nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2005 dư nợ quá hạn của ngành này giảm xuống đạt 120 triệu đồng giảm 4 triệu đồng với tốc độ giảm là 3,23% với năm 2004, sang năm 2006 nợ quá hạn của thành phần kinh tế này lại tiếp tục giảm xuống đạt 117 triệu đồng giảm 3 triệu đồng tức giảm 2,5% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua Ngân hàng đã hạn chế cho vay thành phần kinh tế này và tập trung thu nợ để bảo tồn nguồn vốn và đầu tư vào ngành khác nhờ đó mà nợ quá hạn có chiều hướng giảm dần. Ngoài ra yếu tố chủ quan là do nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ trong sản xuất kinh doanh thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản và đã được xử lý, điều này đã làm tốn nhiều thời gian của Ngân hàng vì Ngân hàng phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ ảnh hưởng đến tái đầu tư của Ngân hàng.

Từ kết quả phân tích, thì nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Điều này là phù hợp, vì trong 3 năm thành phần kinh tế

này đa phần làm ăn không có hiệu quả nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối tượng này, kéo theo nợ quá hạn đối với đối tượng này cũng giảm theo.

Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Từ bảng số liệu ta thấy tuy có giảm dần qua 3 năm nhưng tỷ trọng dư nợ quá hạn của thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể là: Năm 2004 dư nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.435 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 92,05% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2005 nợ quá hạn đạt 1.423 triệu đồng giảm 12 triệu đồng trức giảm 0,84% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 92,22%. Đến năm 2006 dư nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tiếp tục giảm đạt 1.416 triệu đồng, giảm 7 triệu đồng tương đương giảm 0,49% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 92,37%. Trong đó thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng nợ quá hạn cao nhất là TN, HGĐ, TP KHÁC nhưng có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ quá hạn của thành phần kinh tế này đạt 1.228 triệu đồng giảm 8 triệu đồng tức giảm 0,62% so với năm 2004, sang năm 2006 nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tiếp tục giảm đạt 1.285 triệu đồng giảm 3 triệu đồng hay đã giảm 0,23% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn của thành phần kinh tế tư TN, HGĐ, TP KHÁC vẫn còn chiếm tỷ trọng cao là do sản xuất kinh doanh thua lỗ và còn ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh làm cho vốn không thu hồi được. Bên cạnh đó có yếu tố chủ quan là cán bộ tín dụng chưa đôn đốc kịp thời, quản lý chưa chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định kiểm tra trong và sau khi cho vay. Ngoài ra các khoản nợ này chủ yếu là nợ vay do chậm trả gốc, lãi của kỳ hạn nợ theo kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nên Ngân hàng chuyển hết số tiền nhận nợ theo hợp đồng tín dụng bất kể là kỳ hạn nợ đó đã đến hạn trả hay chưa.

Nhìn chung nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Nhưng không vì thế mà chúng ta hạn chế cho vay lĩnh vực này, đòi hỏi Ngân hàng cần có chính sách cho vay hợp lí và phải đào tạo cho cán bộ tín dụng có một trình độ nghiệp vụ tín dụng vững chắc từ khâu đánh giá, thẩm định cho vay,…bởi vì đầu tư cho lĩnh vực này rất có hiệu.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 83 - 86)