(ACB AN GIANG) QUA 3 NĂM 2004, 2005,
1.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng. Do đó Ngân hàng cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn. Sau đây là số liệu về tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong những năm qua:
Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang
Ghi chú: TGTCTD: Tiền gởi tổ chức tín dụng, TGTT: Tiền gởi thanh toán, TG Khác: Tiền gởi khác, TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Lệch 2005/2004 Chênh Lệch2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%) I. VỐN HUY ĐỘNG 103.552 35,22 154.788 45,97 254.616 67,46 51.236 49,48 99.828 64,50 1. TGTCTD 18.365 6,25 35.346 10,50 52.143 13,82 16.981 92,46 16.797 47,52 + TG không kỳ hạn 8.234 2,80 10.022 2,98 11.268 2,99 1.788 21,72 1.246 12,43 + TG có kỳ hạn 10.131 3,45 25.324 7,52 40.875 10,83 15.193 149,97 15.551 61,41 2. TGTK 34.460 11,72 50.913 15,12 90.023 23,85 16.453 47,74 39.110 76,82 + TG không kỳ hạn 13.470 4,58 18.217 5,41 10.154 2,69 4.747 35,24 -8.063 -44,26 + TG có kỳ hạn 20.990 7,14 32.696 9,71 79.869 21,16 11.706 55,77 47.173 144,28 3. TGTT 48.481 16,49 66.046 19,62 111.244 29,47 17.565 36,23 45.198 68,43 4. TG KHÁC 2.246 0,76 2.483 0,74 1.206 0,32 237 10,55 -1.277 -51,43
II. VỐN ĐIỀU CHUYỂN 190.444 64,78 181.916 54,03 122.813 32,54 -8.528 -4,48 -59.103 -32,49TỔNG NGUỒN VỐN 293.996 100,00 336.704 100,00 377.429 100,00 42.708 14,53 40.725 12,10 TỔNG NGUỒN VỐN 293.996 100,00 336.704 100,00 377.429 100,00 42.708 14,53 40.725 12,10
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm. Tổng nguồn vốn năm 2005 là 336.704 triệu đồng tăng 42.708 triệu đồng tức tăng 14,53% so với năm 2004. Đến năm 2006 tổng nguồn vốn đạt được là 377.429 triệu đồng tăng 40.725 triệu đồng hay tăng 12,10% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho tổng nguồn vốn tăng qua các năm là do vốn huy động tăng , mặc dù vốn điều chuyển giảm nhưng mức tăng của vốn huy động lớn hơn mức giảm của vốn điều chuyển.
Biến động của nguồn vốn được thể hiện qua biểu đồ sau:
Vốn huy động:
Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các năm và dần thay thế vốn điều chuyển. Năm 2004 vốn huy động được là 103.552 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,22% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2005 số tiền huy động được là 154.788 triệu đồng chiếm 45,97% trong tổng nguồn vốn năm 2005, tăng 51.236 triệu đồng với tốc độ tăng là 49,48% so với năm 2004. Vốn huy động tăng nhanh vào năm 2006 với số tiền huy động được là 254.616 triệu đồng chiếm 67,46% trong tổng nguồn vốn năm 2006 của Ngân hàng tăng 99.828 triệu đồng tức tăng 64,50% so với năm 2005.
Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân hàng đã chú trọng phát triển nguồn này. Trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động chẳng hạn như: Ngân hàng đã đưa ra lãi suất bậc thang, lãi suất tiết kiệm dự thưởng và về kỳ hạn thì có nhiều
kỳ hạn phù hợp với điều kiện và phù hợp với túi tiền của người dân, đồng thời việc đa dạng hóa các sản phẩm chẳng hạn như: ACB An Giang là Ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động của Ngân hàng rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình ACB An Giang là Ngân hàng đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng với trị giá của giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng, hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư. Ngoài ra với uy tín, thương hiệu ACB An Giang, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, Ngân hàng đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó là do cuộc sống người dân được khá hơn do được Ngân cho vay vốn và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp và kinh tế tư nhân, đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao và cũng nhờ vào sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho họ thấy được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra khi cần sử dụng. Vì vậy, mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn.
Vốn điều chuyển
Hầu hết tất cả Ngân hàng chi nhánh không riêng gì ACB An Giang nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động được để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này.
Qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 vốn điều chuyển của ACB An Giang liên tục giảm xuống. Cụ thể, năm 2004 vốn điều chuyển là 190.444 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64,78% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2005 nguồn vốn này giảm xuống số vốn điều chuyển là 181.916 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,03% trong tổng nguồn vốn giảm 8.528 triệu đồng với tốc độ giảm 4,48% so với năm 2004. Đến năm 2006 nguồn vốn này lại giảm mạnh, số vốn điều chuyển là 122.813 triệu đồng chiếm tỷ
trọng là 32,54% trong tổng nguồn vốn giảm 59.103 triệu đồng với tốc độ giảm 32,49% so với năm 2005.
Nếu vốn điều chuyển tăng chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa được tốt, mà chi phí sử dụng nguồn vốn huy động lại thấp hơn chi phí cho việc sử dụng vốn điều chuyển vì lãi suất của vốn điều chuyển tương đối cao hơn vốn huy động. Nên từ đó ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của Ngân hàng.
Nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm là điều đáng mừng cho ACB