Phân tich dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 71 - 75)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.4.2. Phân tich dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

Dư nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Chênh Lệch 2005/2004 Chênh Lệch 2006/2005

Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % 1. KTQD 7.939 5,35 9.217 5,70 9.266 5,51 1.278 16,10 49 0,53 2. KTNQD 140.527 94,65 152.601 94,30 158.905 94,49 12.074 8,59 6.304 4,13 Cty CP,TNHH, DNTN 47.593 32,06 63.605 39,31 70.143 41,71 16.012 33,64 6.538 10,28 NVCC 22.645 15,25 19.431 12,00 15.688 9,33 -3.214 -14,19 -3.743 -19,26 CN, HGĐ, TP KHÁC 70.289 47,34 69.565 42,99 73.074 43,45 -724 -1,03 3.509 5,04 Dư nợ ngắn hạn 148.466 100,00 161.818 100,00 168.163 100,00 13.352 8,99 6.345 3,92

Qua biểu đồ trên ta thấy điểm nổi bật trong dư nợ đối với thành phần kinh tế là dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, dư nợ đối với thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trong tổng dư nợ. Bởi vì trong 3 năm qua Ngân hàng không ngừng mở rộng đối tượng cho vay và tìm kiếm khách hàng mới. Mặt khác do đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả và đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất nên nhu cầu về vốn rất lớn, từ đó làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên kéo theo dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này cũng tăng theo. Trong khi đó dư nợ cho vay của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp quốc doanh liên tục giảm do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với loại hình này nên làm cho tỷ trọng dư nợ của nó chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

+ Thành phần kinh tế quốc doanh: Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng của năm sau lại thấp hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2004 dư nợ đạt 7.939 triệu đồng, sang năm 2005 tăng lên đạt 9.217 triệu đồng tăng 1.278 triệu đồng tức tăng 16,10% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ đối với thành phần kinh tế này tiếp tục tăng nhẹ và đạt 9.266 triệu đồng tăng 49 triệu đồng hay tăng 0,53% so với năm 2005. Nguyên

nhân là do công tác thu nợ đối với thành phần kinh tế này gặp khó khăn do phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước giao dịch với Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, hàng tồn kho nhiều. Mặt khác doanh số thu nợ được lại thấp hơn doanh số cho vay trong năm, nên đã làm cho dư nợ có xu hướng tăng dần qua 3 năm.

+ Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DNTN nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này tăng lên không ngừng. Cụ thể: Năm 2004 dư nợ đạt 47.593 triệu đồng, sang năm 2005 dư nợ đạt 63.605 triệu đồng tăng 16.012 triệu đồng tức tăng 33,64% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng và đạt 70.143 triệu đồng tăng 6.538 triệu đồng hay tăng 10,28% so với năm 2005. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển là phù hợp với tình hình hiện nay, vì nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ nhiều năm qua và đang bước vào hội nhập nền kinh tế khu vực để tăng khả năng cạnh tranh và làm dồi dào lượng hàng hoá nhưng vẫn đảm bảo khả năng trên thị trường thì thành phần kinh tế này phát triển là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Từ đó Ngân hàng đã cung cấp và đầu tư tín dụng kịp thời cho thành phần kinh tế này nên đã làm dư nợ có xu hướng tăng qua 3 năm qua.

+ Nghiệp vụ cầm cố: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy dư nợ đối với thành phần kinh tế này giảm dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2005 dư nợ đạt 19.431 triệu đồng giảm 3.214 triệu đồng tức giảm 14,19% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ tiếp tục giảm 19,26% so với năm 2005. Nguyên nhân là do khách hàng thường cầm cố sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho họ nên việc thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này rất thuận lợi, họ thường trả vốn và lãi khi đáo hạn. Do đó dư nợ đối với loại này cũng giảm theo qua 3 năm.

+ CN, HGĐ, TP KHÁC: Trong ngắn hạn đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2004 dư nợ cho vay đối với thành phần này là 70.289 triệu đồng, sang năm 2005 dự nợ giảm xuống đạt 69.565 triệu đồng, giảm 724 triệu đồng tức giảm 1,03% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ đạt 73.074 triệu đồng tăng 3.509 triệu đồng, tương đương tăng 5,04%. Nguyên nhân làm cho dư nợ của thành phần kinh tế

này biến động bất thường giảm rồi lại tăng, nhưng tốc độ tăng lại rất nhỏ là vì: Nổi trội trong thành phần kinh tế này là cho vay sản xuất nông nghiệp là rất cao chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng dư nợ đối với sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm nhưng điều đó không đồng nghĩa với quy mô của Ngân hàng ở lĩnh vực này bị thu hẹp mà ta hãy nhìn khía cạnh khác là do người nông dân không thích mang nợ của Ngân hàng nhiều quá thế là khi họ có tiền họ sẽ đem trả nợ cho Ngân hàng từ đó làm cho dư nợ của ngành này giảm đi. Ngoài ra là do các hộ kinh doanh cá thể trong quá trình sản xuất kinh doanh họ đã đủ sức về tài chính, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý nên các hộ này đã chuyển đổi loại hình từ sản xuất cá thể sang loại hình kinh doanh khác như: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH,... nên đã làm cho dư nợ đối với thành phần kinh tế cá nhân, HGĐ, TP khác giảm theo.

Nếu phân tích dư nợ của chi nhánh theo tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế thì:

Qua bảng 10 ta nhận thấy: Tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, đồng thời tỷ trọng này lại có chiều hướng giảm dần vào năm 2006. Cụ thể năm 2004 tỷ trọng của thành phần kinh tế này là 5,35%, sang năm 2005 tăng lên và đạt 5,70%. Đến năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 5,51%. Chứng tỏ chi nhánh đã giảm dư nợ đối với một số doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không hiệu quả, đồng thời việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước cũng đã làm cho dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này giảm xuống.

Tuy nhiên đây là một hiện tượng xấu đối với Ngân hàng cũng như đối với toàn xã hội vì:

+ Đối với Ngân hàng: Nếu thành phần kinh tế quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, thì Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Đồng thời sẽ mất đi một phần lợi nhuận do không mở rộng đầu tư vào loại này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận.

+ Đối với xã hội: Thì chịu ảnh hưởng rất đáng kể, vì các doanh nghiệp quốc doanh thuộc bộ phận kinh tế nhà nước và nó có vai trò chủ đạo chính trong nền kinh

tế quốc dân. Vì vậy khi nó hoạt động không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, ảnh hương tới tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.

Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng dư nợ của ngành này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Cụ thể: Năm 2004 tỷ trọng dư nợ đạt 94,30%. Nguyên nhân là do dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân, HGĐ, thành phần khác và NVCC có xu hướng giảm. Đến năm 2006 do nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã tìm được cơ hội đầu tư mới, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động nên nhu cầu về vốn rất lớn, từ đó làm cho dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng lên, góp phần làm tăng tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào năm 2006. Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế theo tỷ trọng

Biểu đồ 11: Biểu hiện tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế của ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w