Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm (2004-2006) của ACB An Giang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 37 - 39)

(ACB AN GIANG) QUA 3 NĂM 2004, 2005,

1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm (2004-2006) của ACB An Giang

Ngân hàng phải trả chi phí rất cao do Hội Sở tăng lãi suất về việc sử dụng nguồn vốn này. Nhưng mức giảm của vốn điều chuyển nhỏ hơn mức tăng của vốn huy động nên đã làm cho tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên trong năm tới khi nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, do đó đòi hỏi Ngân hàng cần phát huy hơn nửa công tác huy động để có thể cung cấp vốn kịp thời cho người dân cũng như cho toàn xã hội.

1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm (2004-2006) của ACB An Giang Giang

Với phương châm “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của ACB An Giang nói riêng. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua Ngân hàng đã có nhiều biên pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà ACB An Giang đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức

kinh tế ngày một tăng, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước. Sự gia tăng của nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng của TGTT, TGTK, và TGTCTD.

1.3.Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Theo mục I.1( Bảng 3) trong năm 2005 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn mà Hội Sở đã đề ra, ACB An Giang đã quan tâm đặc biệt đến nguồn vốn tiền gửi doanh nghiệp, Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để lôi kéo và khuyến khích khách hàng về vay vốn như: Tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp bằng cách trả lương cho công nhân qua tài khoản ATM và ưu tiên về lãi suất cho họ, đã thực sự lôi cuốn khách hàng là đơn vị doanh nghiệp về gửi tại ACB An Giang. Vì thế trong năm 2005 số dư tiền gửi doanh nghiệp tăng so với năm 2004 là 16.981 triệu đồng với tốc độ tăng 92,46%, đến năm 2006 tiếp tục tăng so với năm 2005 là 16.797 triệu đồng với tốc độ tăng là 47,52% trong đó:

Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.788 triệu đồng với tốc độ tăng 21,72%, đến năm 2006 thì khoản tiền gửi này tiếp tục tăng là 1.246 triệu đồng với tốc độ tăng 12,43%. Khoản tiền gửi này tăng lên là nhờ vào ban Giám Đốc và các phòng ban có liên quan đã nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nên đã cử người trực tiếp xuống đơn vị để vận động tiền bán hàng gửi vào tài khoản, đồng thời trong năm 2005 Ngân hàng đã cải tiến hệ thống thanh toán bằng nhiều hình thức như: Thanh toán điện tử cực nhanh làm lợi cho khách hàng thanh toán, ưu tiên về lãi suất nếu những đơn vị có số dư bình quân trên 4 tỷ đồng hàng tháng. Ngoài ra trong năm 2005 Ngân hàng đã lắp đặt máy ATM và nhận thanh toán tiền điện nước, điện thoại,… thông qua tài khoản ATM. Bên cạnh đó thì các nhân viên kế toán luôn luôn vui vẻ, niềm nở, giải thích kịp thời những vướng mắc mà khách hàng chưa hiểu, từ đó tạo được uy tín cho Ngân hàng đối với khách hàng.

Bên cạnh đó theo chủ trương của tỉnh là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và xí nghiệp phát triển. Nên trong những năm qua số lượng doanh doanh nghiệp và xí nghiệp không những tăng lên trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên, từ đó nhu cầu

về thanh toán qua lại giửa họ là rất lớn. Để thuận tiện cho việc thanh toán của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh doanh.

Tiền gửi có kỳ hạn năm 2005 tăng 15.193 triệu đồng với tốc độ tăng là 149,97% so với năm 2004, đến năm 2006 khoản tiền gửi này tiếp tục tăng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn năm 2005 là 61,41% với số tiền là 15.551 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua hầu hết các doanh nghiệp và xí nghiệp đều làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận ròng thu được là rất cao. Ngoài nguồn vốn lưu động gửi vào tài khoản để thanh toán tiền hàng còn có những khoản tiền có thể được trích để lập qũy hoặc lợi nhuận chưa chia họ đã tính toán và gửi vào tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi vì lãi suất tương đối cao, tăng thêm thu nhập cho đơn vị. Để hiểu rõ hơn về diễn biến của tiền gửi của các tổ chức tín dụng chúng ta hãy quan sát biểu đồ sau:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w