Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm 2004, 2005,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 53 - 58)

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.2.2.Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm 2004, 2005,

ACB An Giang qua 3 năm 2004, 2005, 2006

Qua bảng 6, ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng là khá tốt, Ngân hàng đã mở rộng phạm vi tín dụng tới tất cả thành phần kinh tế đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm

Bảng 6: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH KẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006) ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 Chênh Lệch 2005/2004 Chênh Lệch 2006/2005 Số Tiền TrọngTỷ (%) Số Tiền TrọngTỷ (%) Số Tiền TrọngTỷ (%) Số Tiền % Số Tiền % 1. KTQD 17.544 9,30 14.384 6,62 10.292 4,19 -3.160 -18,01 -4.092 -28,45 2. KTNQD 171.103 90,70 202.938 93,38 235.434 95,81 31.835 18,61 32.496 16,01 CTCP, TNHH, DNTN 57.971 30,73 77.736 35,77 95.956 39,05 19.765 34,09 18.220 23,44 NVCC 7.546 4,00 15.215 7,00 13.789 5,61 7.669 101,63 -1.426 -9,37 CN, HGD, TPKHÁC 105.586 55,97 109.987 50,61 125.689 51,15 4.401 4,17 15.702 14,28 Doanh số cho vay 188.647 100,00 217.322 100,00 245.726 100,00 28.675 15,2 28.404 13,07

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Ghi chú: KTQD: Kinh tế quốc doanh, KTNQD: Kinh tế ngoài quốc doanh, CTCP: Công ty cổ phần, TNHH: Công ty trách nhiệm hửu hạn, DNTN: Doanh nghiệp tư nhân, NVCC: Nghiệp vụ cầm cố, CN: Công nhân, HGD: Hộ gia đình;TP KHÁC: Thành phần khác

Diễn biến tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nhìn vào đồ thị ta thấy, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh giảm liên tục qua 3 năm, là do hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có giao dịch với Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, nợ phải thu và hàng tồn kho không tiêu thụ được của doanh nghiệp cao. Đồng thời!có một số doanh nghiệp cổ phần hóa cho nên chi nhánh đã đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế này giảm. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay thành phần kinh tế quốc doanh đạt 14.384 triệu đồng giảm 3.160 triệu đồng tức giảm 18,01% so với năm 2004, sang năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tiếp tục giảm và đạt 10.292 triệu đồng tức giảm 4.092 triệu đồng tương đương giảm 28,45% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối tượng này và tập trung thu nợ để bảo tồn nguồn vốn cho Ngân hàng vì đầu tư cho đối tượng này không hiệu quả.

Ngược lại, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2005 đạt 202.938 triệu đồng tăng 31.835 triệu đồng tức tăng 18,61% so với năm 2004, đến năm 2006 doanh số cho vay tiếp tục tăng và đạt 235.434 triệu đồng tăng

32.496 triệu đồng hay tăng 16,01% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp của tỉnh đã hình thành và đi vào hoạt động như: Khu công nghiệp Bến Cát, Bình Long ở huyện Châu Phú. Theo đó các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện ra đời và đi vào hoạt động nên nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh là rất lớn và đây là cơ hội tốt để chi nhánh mở rộng đầu tư. Trong đó:

+ Đối với CTCP, TNHH, DNTN: Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng dần qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay đạt 57.971 triệu đồng và chiếm 30,73% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, sang năm 2005 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng đạt 19.765 triệu đồng hay tăng 34,09% so với năm 2004 và chiếm 35,78% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này lại tiếp tục tăng và đạt 95.956 triệu đồng tăng 18.220 triệu đồng hay tăng 23,44% so với năm 2005 và chiếm 39,05% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng có hiệu quả, các dự án khả thi cao. Mặt khác là do sự nỗ lực của nhân viên Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, đã lôi kéo rất nhiều doanh nghiệp và công ty về vay vốn tại Ngân hàng. Qua câu nói của một khách hàng như sau:

“Công ty chúng tôi trước đây chủ yếu giao dịch với Ngân hàng quốc doanh. Nhiều khi nhu cầu vay vốn không được đáp ứng kịp thời làm chúng tôi bị động trong sản xuất kinh doanh. Từ khi giao dịch với Ngân hàng cổ phần, chúng tôi có ấn tượng tốt, đặc biệt là ACB An Giang vì tính chuyên nghiệp rất cao, từ khâu lập thẩm định dự án, đánh giá tài sản đảm bảo, xét duyệt, thời gian xử lý nhanh. Công ty chúng tôi đánh giá cao định hướng khách hàng này.”

Ông Giao Nhựt Phương Tùng- Giám đốc, công ty TNHH Đại Giao Số 97/224, Trần Hưng Đạo, Mỹ Long, TPLX An Giang

+ VỀ NVCC: Trong thời gian qua Ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu, trái phiếu,… chưa đến hạn và được khách hàng hưởng ứng rất cao, vì đây là lĩnh vực cho vay khá an toàn và đều có lợi cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.

+ VỀ TN, HGĐ, TP KHÁC: Trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với đối tượng này là khá cao, trong đó chủ yếu là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay đạt 105.586 triệu đồng chiếm 55,97% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, đến năm 2005 doanh số cho vay đạt 109.987 triệu đồng tăng 4.401 triệu đồng hay tăng 4,17% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 50,61% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng; năm 2006 Ngân hàng đã giải ngân được 125.689 triệu đồng chiếm 51,15% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, đồng thời tăng 15.702 triệu đồng hay tăng 14,28% so với năm 2005. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình ở vùng nông thôn để giúp cho họ nâng cao đời sống và tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình như: Sửa chữa, xây dựng nhà, mua đất, mua máy kéo,… bên cạnh đó là do thời gian vừa qua nông dân đều làm ăn có lãi như: Trúng mùa, trúng giá, từ đó họ đã chủ động và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và các ngành khác nên nhu cầu vốn sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh tỉnh an giang (acb an giang) (Trang 53 - 58)