Chúng tôi tiến hành điều trị bệnh phù đầu lợn con bằng các phác đồ sau:
- Phác đồ 1: Enroflox.T (thành phần: Enrofloxacine HCl 2.000mg, Sulfadimidine 15.000mg, Trimethoprime 3.000mg, dung môi vđ 10ml). liều dùng 1ml/5-7kg thể trọng. Tiêm bắp
Thuốc phối hợp: Vinathazin: 1ml/10kg thể trọng, Calcium-Fort: 5- 10ml/con. B.complex: 5ml/con, Vitamin C : 5ml/con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phác đồ 2 : Norcoli (thành phần : Norfloxacin 10g, chất đệm vđ 100ml). Liều dùng :1ml/7kg thể trọng. Tiêm bắp
Thuốc phối hợp: Vinathazin: 1ml/10kg thể trọng, Calcium-Fort: 5-10ml/con. B.complex: 5ml/con, Vitamin C : 5ml/con.
- Phác đồ 3: Marfluquyl.LA (thành phần : Flumequine 9000mg, tá dược đặc biệt trị bệnh sưng phù đầu pres, C, B1, Uro.. q.s...100ml). Liều dùng :1ml/5-7kg thể trọng. Tiêm bắp
Thuốc phối hợp: Vinathazin: 1ml/10kg thể trọng, Calcium-Fort: 5-10ml/con. B.complex: 5ml/con, Vitamin C : 5ml/con.
- Phác đồ 4: RTD-N01 (thành phần : 1-Cyclopropyl-7-(4-ethyl-1- piperazinnyl)-6-fluoro-1, 4-dihydro-4-oxo-3-quinoline carboxylic acid (Enrofloxacin)....2.000mg. Dung môi đặc biệt vđ 100ml). Liều dùng : 1ml/8kg thể trọng. Tiêm bắp
Thuốc phối hợp: Vinathazin: 1ml/10kg thể trọng, Calcium-Fort: 5-10ml/con. B.complex: 5ml/con, Vitamin C : 5ml/con.
Các phác đồ trên được sử dụng cùng với chế độ hộ lý riêng : Nhốt riêng lợn bệnh vào chuồng tối, nền chuồng khô ráo, hạn chế tiếng ồn, giảm khẩu phần ăn đạm (những ngày điều trị không cho ăn thức ăn tinh), chỉ cho và tăng thức ăn xanh và cho uống nước sạch. Kết quả được trình bày ở bảng 3.22:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.22. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phù đầu ở lợn con
Nhóm
Mức độ biều hiện triệu chứng lâm
sàng
Thuốc điều trị Thuốc phối hợp Số lợn điều trị (con) Kết quả điều trị Khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn đã có triệu chứng lâm sàng điển hình: Sưng phù đầu, sưng mí
mắt rõ rệt, đi loạng choạng, xiêu vẹo
Enroflox.T Vinathazin Calcium-Fort B.complex Vitamin C 36 15 41,67 Norcoli 53 20 37,74 Marfluquyl.LA 87 67 77,01 RTD-N01 65 49 75,38 Tính chung 241 151 62,65 2 Lợn bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng: Đầu và mí mắt hơi sưng, các triệu
chứng khác chưa xuất hiện Enroflox.T Calcium-Fort B.complex Vitamin C 28 24 85,71 Norcoli 52 42 80,77 Marfluquyl.LA 71 71 100 RTD-N01 61 61 100 Tính chung 212 198 93,40
Qua bảng 3.22 cho thấy:
- Ở nhóm 1: Lợn đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt như phù đầu, mí mắt sưng, nhiều con bắt đầu có triệu chứng thần kinh. Chúng tôi đã thử nghiệm 4 phác đồ điều trị gồm các thuốc kháng sinh đặc trị vi khuẩn gram (-), kết hợp với dùng thuốc điều trị phối hợp.
Kết quả cho thấy: Cả 4 phác đồ đều có hiệu quả điều trị nhất định (tỷ lệ điều trị khỏi biến động từ 37,74% - 77,01%). Trong đó phác đồ 3 cho tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao nhất (77,01%); phác đồ 2 có tỷ lệ lợn khỏi bệnh thấp nhất (37,74%) và tỷ lệ khỏi bệnh chung là 62,65%. Điều đó cho thấy rằng, khi lợn đã có triệu chứng lâm sàng rõ rệt thì việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả không cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhóm 2: Lợn mới xuất hiện triệu chứng lâm sàng, chúng tôi điều trị 212 con, khỏi 198 con, tỷ lệ khỏi là 93,40%. Trong đó, phác đồ 3, 4 cho tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất 100%, phác đồ 1 và phác đồ 2 có tỷ lệ khỏi bệnh là 80,77% và 85,71%.
Việc điều trị lợn bệnh ở nhóm 2 cho thấy: Khi lợn mới xuất hiện triệu chứng lâm sàng, phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh cao (từ 74,12% - 100%). Trong đó phác đồ 3 , 4 cho kết quả điều trị tốt nhất.
Từ việc thử nghiệm 4 phác đồ điều trị ở 2 nhóm lợn trên, chúng tôi thấy rằng, khi trong đàn lợn có một số con bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng (phù mí mắt) thì nên điều trị cho toàn đàn bằng phác đồ 3 hoặc 4. Khi điều trị cần giảm khẩu phần ăn có đạm (hoặc không cho lợn ăn thức ăn tinh trong những ngày điều trị) và tăng thức ăn thô xanh, cho lợn uống nước sạch tự do, chuồng trại phải khô ráo và kín gió, tránh ánh sáng, hạn chế tối đa các yếu tố stress tác động đến lợn bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ