Kết quả điều tra tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 69 - 78)

qua các tháng trong năm

Các tháng trong năm là sự phản ánh về điều kiện khí hậu thời tiết tác động đến tình hình dịch bệnh ở người và gia súc. Qua điều tra số lợn mắc và chết do bệnh phù đầu theo các tháng trong năm tại các địa phương, kết quả được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 cho thấy: Qua kết quả nghiên cứu điều tra của 3 huyện Thanh Ba, Phù Ninh, Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy. Lợn con mắc và chết do bệnh phù đầu ở tất cả các tháng trong năm, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các tháng 6, 7, 8 (tương ứng với vụ Hè), tỷ lệ lợn con mắc bệnh biến động từ (20,63% - 21,58%), tỷ lệ chết là (53,01%-56,41%), giảm đi ở các tháng 10, 11, 12 có tỷ lệ mắc là (16,62%-13,89%), tỷ lệ chết là (48,93%-40,35%) và thấp nhất ở các tháng 1, 2, 3 có tỷ lệ mắc bệnh là (9,28%-16,11%) và tỷ lệ chết là (35,43%-44,19%). Tháng 6, 7, 8 là những tháng thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Thời tiết khí hậu như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. coli và bệnh phù đầu ở lợn con phát triển. Vì vậy, biện pháp phòng chống bệnh này phải được chú ý quanh năm, nhưng cần đặc biệt chú ý vào mùa hè (chuồng trại luôn sạch sẽ khô ráo, vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn mẹ và lợn con, vệ sinh thức ăn, nước uống, tập cho lợn con ăn sớm, khẩu phần ăn cho lợn con cân đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Tình hình bệnh phù đầu ở lợn tại tỉnh Phú Thọ qua các tháng trong năm (1/2009 - 1/2010) Tháng trong năm Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh Số lợn chết/mắc bệnh n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) Tháng 1 3.285 312 9,50 113 36,22 Tháng 2 3.256 302 9,28 107 35,43 Tháng 3 3.315 534 16,11 236 44,19 Tháng 4 3.284 612 18,64 316 51,63 Tháng 5 3.178 605 19,04 304 50,25 Tháng 6 3.301 681 20,63 361 53,01 Tháng 7 3.286 702 21,36 392 55,84 Tháng 8 3.359 725 21,58 409 56,41 Tháng 9 3.417 621 18,17 285 45,89 Tháng 10 3.087 513 16,62 251 48,93 Tháng 11 3.405 479 14,07 201 41,96 Tháng 12 3.247 451 13,89 182 40,35 Tính chung 39.420 6.537 16,58 3.157 48,29

Kết quả của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Thị Kim Lan, (2003) [12] khi nghiên cứu ở Thái Nguyên cho thấy, bệnh Coli dung huyết ở lợn con mắc cao nhất trong năm là tháng 6,7,8 (mùa hè) với tỷ lệ từ 25,54%- 27,74% tương đối phù hợp vì bệnh tập trung vào một số tháng trong năm. Sự khác nhau về thời gian xảy ra bệnh trong năm của các tác giả tiến hành ở các địa phương khác nhau là do điều kiện, phương thức, giống lợn chăn nuôi ở các nơi khác nhau, hơn thế nữa các địa phương cũng có tiểu vùng khí hậu khác nhau. Mà yếu tố thời tiết là một tác động lớn đến bệnh phù đầu ở lợn con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy bệnh phù đầu ở lợn con có tập trung một số tháng trong năm và tùy thuộc vào thời tiết trong từng vùng, mà có tỷ lệ bệnh cao thấp theo một số tháng khác nhau, tháng giao mùa nắng nóng và khô sang mưa bị bệnh cao nhất.

3.1.3. Tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo giai đoạn tuổi

Nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con theo giai đoạn tuổi. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu bệnh phù đầu ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, qua điều tra 39.420 lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và được phân chia theo 3 giai đoạn tuổi. Lứa tuổi gia súc liên quan chặt chẽ tới mức độ hoàn thiện của các cơ quan hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống phòng vệ. Mặt khác sự mẫn cảm với các loại mầm bệnh trong môi trường là những nguyên nhân quan trọng trong sự phát sinh bệnh, trong đó có bệnh phù đầu ở lợn con.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi lợn với bệnh phù đầu lợn con ở các giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi và phân tích số liệu thống kê qua điều tra chúng tôi thu được tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tỉnh Phú Thọ theo giai đoạn phát triển. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo giai đoạn tuổi

Lứa tuổi lợn Tổng số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh Số lợn chết/mắc bệnh n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%)

Sơ sinh-21 ngày tuổi 12.312 645 5,24 155 24,03 > 21-45 ngày tuổi 13.351 2.469 18,49 1.057 42,81 > 45 - 60 ngày tuổi 13.757 3.423 24,87 1.945 56,82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả cho thấy:

Ở lứa tuổi sơ sinh - 21 ngày tuổi có tỷ lệ mắc chết do phù đầu thấp nhất (5,24% và 24,03%).

Ở lứa tuổi >45 - 60 ngày tuổi có tỷ lệ mắc và chết do phù đầu cao nhất là (24,87% và 56,82%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, (2003) [12], cho thấy, lợn ở lứa tuổi từ 45- 60 ngày mắc bệnh nhiều nhất (27,83%) và thấp nhất ở lợn dưới 21 ngày tuổi (3,42%), theo Nguyễn Đức Lưu và cs, 2002 [15], bệnh coli dung huyết thường xảy ra ở giai đoạn cai sữa hoặc sau cai sữa 1-2 tuần. Đặng Xuân Bình, 2001 [1]; Nguyễn Xuân Bình và cs, 2002 [4]; Martin Bergeland, 2002 [16]. Shanks, (1938) [78] cho thấy lứa tuổi mắc bệnh phổ biến từ 4 - 12 tuần tuổi, có trường hợp ngoại lệ rất ít ở lợn con 4 ngày tuổi và cả trên lợn nái. Kyriakis S. C. và cs, (1997) [57] cũng cho thấy, bệnh xảy ra nhiều nhất từ 4 - 6 tuần tuổi. Martin Bergeland và cs, (1996) [62], Guimaraes W. V. và cs, (2000) [50] cho biết lứa tuổi mắc bệnh phù đầu cao nhất ở lợn con là 6 tuần tuổi, chiếm 92%. So với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên, chúng tôi nhận thấy lứa tuổi bị bệnh có sự khác nhau ở các vùng địa lý là do điều kiện chăn nuôi và tuổi cai sữa khác nhau. Nghiên cứu lứa tuổi bị bệnh để có giải pháp hạn chế stress, phòng bệnh và xác định thời điểm tiêm phòng hợp lý.

Để có thể đánh giá kỹ càng hơn sự sai khác về các tỷ lệ mắc bệnh và chết giữa các lứa tuổi, chúng tôi đã tiến hành so sánh nguy cơ lợn mắc và chết do phù đầu giữa các lứa tuổi, bằng phương pháp phân tích dịch tễ.

* Kết quả so sánh nguy cơ lợn mắc phù đầu theo lứa tuổi được trình bày bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6. So sánh nguy cơ mắc phù đầu giữa các lứa tuổi lợn

Đối tƣợng so sánh (Lứa tuổi lợn) Không có bệnh (con) bệnh (con) Tỷ suất bệnh (%) 2 TN RR

Sơ sinh-21ngày tuổi so với >21-45 ngày tuổi

11.667 645 5,24

1055 0,28 10.882 2.469 18,49

Sơ sinh-21ngày tuổi so với >45-60ngày tuổi

11.667 645 5,24

1903 0,21 10.334 3.423 24,87

>21-45ngày tuổi so với >45-60ngày tuổi

10.882 2.469 18,49

162 0,74 10.334 3.423 24,87

Bảng 3.6 cho thấy: Nguy cơ lợn con phù đầu giữa các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau rõ rệt, vì có 2 TN > 2  (2 TN = 1055, 2 TN = 1903, 2 TN = 162) (P<0,001).

Qua phân tích trên, có nhận xét: Nguy cơ lợn mắc phù đầu ở lứa tuổi >45-60 ngày tuổi cao hơn 2 lứa tuổi còn lại từ 0,21-0,74 lần, tiếp đến là nguy cơ lợn mắc phù đầu ở lứa tuổi >21-45ngày tuổi và thấp nhất là nguy cơ mắc phù đầu ở lợn Sơ sinh-21 ngày tuổi.

* Kết quả so sánh nguy cơ lợn chết do mắc phù đầu giữa các lứa tuổi được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7 cho thấy: Nguy cơ lợn con chết do mắc phù đầu giữa các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau rõ rệt, vì có 2

TN > 2  (2 TN = 75, 2 TN = 233, 2 TN = 112) (P<0,001).

Qua phân tích trên, có nhận xét: Nguy cơ lợn chết do mắc phù đầu ở lứa tuổi >45-60 ngày tuổi cao hơn 2 lứa tuổi còn lại từ 0,42-0,75 lần, tiếp đến là nguy cơ lợn chết do phù đầu ở lứa tuổi >21-45ngày tuổi và thấp nhất là nguy cơ chết do phù đầu ở lợn Sơ sinh-21 ngày tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. So sánh nguy cơ chết ở lợn mắc phù đầu giữa các lứa tuổi lợn

Đối tƣợng so sánh (Lứa tuổi lợn) Con chết (con) Có bệnh (con) Tỷ suất bệnh (%) 2 TN RR

Sơ sinh-21ngày tuổi so với >21-45 ngày tuổi

155 490 24,03

75 0,56 1.057 1.412 42,81

Sơ sinh-21ngày tuổi so với >45-60ngày tuổi

155 490 24,03

233 0,42 1.945 1.478 56,82

>21-45ngày tuổi so với >45-60ngày tuổi

1.057 1.412 42,81

112 0,75 1.945 1.478 56,82

Ở lứa tuổi Sơ sinh-21 ngày tuổi có tỷ lợn mắc và chết do phù đầu thấp hơn 2 lứa tuổi còn lại (5,24% so với 18,49% và 24,87%) và tỷ lệ chết là (24,03% so với 42,81% và 56,82%).

Như vậy, có thể thấy nguy cơ mắc bệnh phù đầu ở lợn con tăng dần theo tuổi, ngày tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh tăng. Vì vậy, theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ bị bệnh và chết cao nhất ở lứa tuổi 45-60 ngày tuổi là: Cách tập cho ăn sớm và cai sữa chưa hợp lý, thay đổi thức ăn đột ngột, đồng thời lợn con ăn nhiều lên, trong khi hệ thống men tiêu hóa chưa phân tiết đủ để tiêu hóa và hấp thu thức ăn, lượng Protit dư thừa là môi trường tốt cho vi khuẩn E. coli phát triển mạnh và gây bệnh.

3.1.4. Kết quả điều tra tình hình bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo phương thức chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi thể hiện trình độ thâm canh, đầu tư, trình độ kỹ thuật trong sử dụng và chế biến thức ăn, trong việc thực hiện các quy trình vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá bệnh phù đầu ở lợn con ở 3 phương thức chăn nuôi: Công nghiệp, bán công nghiệp và truyền thống. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.8: Kết quả về bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh Phú Thọ theo phương thức chăn nuôi

Phƣơng thức chăn nuôi Tổng số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh Số lợn chết/mắc bệnh n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) Truyền thống 9.774 2.743 28,06 1.549 56,47 Bán công nghiệp 14.454 2.398 16,59 1.212 50,54 Công nghiệp 15.192 1.396 9,19 396 28,37 Tính chung 39.420 6.537 16,58 3.157 48,29

Qua bảng 3.8 chúng tôi thấy: Phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ mắc và chết do phù đầu cao nhất (28,06% và 56,47%), chăn nuôi công nghiệp có tỷ lệ mắc và chết do phù đầu thấp nhất (9,19% và 28,37%), thấp hơn tỷ lệ chung (9,19% so với 16,58%) và (28,37% so với 48,29%).

Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và chết ở phương thức chăn nuôi công nghiệp thấp nhất và thấp hơn tỷ lệ chung là do trong phương thức chăn nuôi công nghiệp có sử dụng thức ăn tổng hợp, được chế biến sẵn, thường có đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với từng lứa tuổi, từng loại lợn: các điều kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng được đảm bảo đúng yêu cầu quy trình kỹ thuật, thú y, việc phòng chống bệnh được chủ động, chính vì vậy ít gây stress cho lợn. Trong khi đó, qua điều tra chúng tôi thấy, chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp thường sử dụng nhiều loại thức ăn và không ổn định về thành phần dinh dưỡng. Việc sử dụng loại thức ăn nào đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của chủ hộ vào từng lúc, từng giai đoạn hoặc theo kinh nghiệm. Các loại thức ăn được sử dụng gồm: thức ăn tổng hợp, thức ăn tổng hợp tự chế biến và có cả thức ăn tận dụng, vì vậy thành phần dinh dưỡng không ổn định, không phù hợp với từng giai đoạn phát triển và lứa tuổi lợn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuồng nuôi lợn nái và lợn con còn ẩm thấp, thức ăn, nước uống chưa đảm bảo vệ sinh, máng ăn không cọ sạch sau khi cho ăn, lợn con liếm láp thức ăn thừa ôi thiu, chưa tập cho lợn con ăn sớm, cai sữa cho lợn con rất muộn và khi cai sữa thì cai đột ngột tạo ra sự thay đổi thức ăn đột ngột, thời gian tập cho lợn con ăn thức ăn trước khi cai sữa không có hoặc rất ngắn, cách tập cho ăn sớm chưa đúng phương pháp, thức ăn cho lợn con chưa cân đối về dinh dưỡng. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lợn con nhiễm vi khuẩn E. coli từ ngoài vào hoặc gây loạn khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. coli có hại sản sinh nhanh gây bệnh phù đầu lợn con.

* So sánh nguy cơ lợn mắc phù đầu theo phương thức chăn nuôi: Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. So sánh nguy cơ mắc phù đầu giữa các phương thức chăn nuôi

Đối tƣợng so sánh (Phƣơng thức chăn nuôi) Không có bệnh (con) Có bệnh (con) Tỷ suất bệnh (%) 2 TN RR Truyền thống so với Bán công nghiệp 7.031 2.743 28,06 459 1,69 12.056 2.398 16,59 Truyền thống so với Công nghiệp 7.031 2.743 28,06 1532 3,05 13.796 1.396 9,19 Bán công nghiệp so với Công nghiệp

12.056 2.398 16,59

363 1,84

13.796 1.396 9,19

Bảng 3.9 cho thấy: Nguy cơ lợn con mắc phù đầu giữa các phương thức chăn nuôi khác nhau có sự khác nhau rõ rệt, vì có 2

TN > 2  (2 TN = 459, 2 TN = 1532, 2 TN = 363) (P<0,001).

- Với RR = 1,69 và RR = 3,05 có thể thấy lợn nuôi theo phương thức truyền thống có nguy cơ mắc phù đầu cao hơn hai phương thức bán công nghiệp và công nghiệp từ 1,69-3,05 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Với RR = 1,84 có thể thấy lợn nuôi theo phương thức bán công nghiệp có nguy cơ mắc phù đầu cao hơn phương thức công nghiệp 1,84 lần.

- Lợn nuôi theo phương thức công nghiệp có nguy cơ mắc phù đầu thấp thấp nhất trong các phương thức trên.

* Kết quả so sánh nguy cơ lợn chết do mắc phù đầu giữa các phương thức chăn nuôi trình bày ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. So sánh nguy cơ chết ở lợn mắc phù đầu giữa các phương thức chăn nuôi

Đối tƣợng so sánh (Phƣơng thức chăn nuôi) Con chết (con) Có bệnh (con) Tỷ suất bệnh (%) 2 TN RR Truyền thống so với Bán công nghiệp 1.549 1.194 56,47 18 1,11 1.212 1.186 50,54 Truyền thống so với Công nghiệp 1.549 1.194 56,47 293 1,99 396 1.000 28,37 Bán công nghiệp so với Công nghiệp

1.212 1.186 50,54

177 1,78

396 1.000 28,37

Bảng 3.10 cho thấy: Nguy cơ lợn con chết do mắc phù đầu giữa các phương thức chăn nuôi khác nhau có sự khác nhau rõ rệt, vì có 2

TN > 2  (2 TN = 18, 2 TN = 293, 2 TN = 177) (P<0,001).

Qua phân tích trên, có nhận xét: Nguy cơ lợn chết do mắc phù đầu ở phương thức chăn nuôi truyền thống cao hơn 2 phương thức còn lại từ 1,11-1,99 lần, tiếp đến là nguy cơ lợn chết do phù đầu ở phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và thấp nhất là nguy cơ chết do phù đầu ở phương thức công nghiệp.

Như vậy, phương thức chăn nuôi cũng có tác động rõ rệt đến bệnh phù đầu lợn con. Sự tác động này thông qua nhiều yếu tố như: thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh...Mỗi phương thức chăn nuôi lại có các đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

điểm riêng và các yếu tố tác động mạnh hoặc yếu khác nhau, theo từng thời kỳ khác nhau, chính vì vậy mà đã tạo ra các nguy cơ khác nhau. Tuy nhiên chăn nuôi theo phương thức công nghiệp có nhiều ưu điểm, đã hạn chế tác động gây bệnh và vì thế tỷ lệ lợn mắc và chết do phù đầu thấp hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 69 - 78)