Những biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc bệnh phù đầu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 78 - 82)

3.1.5.1. Những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc bệnh phù đầu

Để xác định các triệu chứng thường gặp ở lợn mắc bệnh phù đầu, chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với từng trường hợp lợn mắc bệnh. Các thông tin về triệu chứng của bệnh được ghi chép cụ thể vào phiếu điều tra. Cụ thể, đã tiến hành điều tra triệu chứng của…

Số lượng và tần suất xuất hiện các triệu chứng của lợn mắc bệnh phù đầu được trình bày ở bảng 3.11:

Bảng 3.11: Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của lợn bị phù đầu

Những biều hiện lâm sàng chủ yếu

Số lợn theo dõi (con) Số lợn có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%)

Thân nhiệt tăng 40 - 410

C 255 57 22,35

Phù mắt, mõm, trán 255 242 94,90

Tím rìa tai, mõm, 4 chân 255 36 14,11

Khó thở 255 48 18,82

Tiếng kêu khàn 255 101 39,61

Ỉa chảy 255 16 6,27

Đi lảo đảo, xiêu vẹo 255 121 47,45

Liệt 2 chân trước 255 39 15,29

4 chân giãy đạp 255 35 13,72

* Ghi chú: Trường hợp lợn chết đột ngột, chưa biểu hiện rõ triệu chứng lâm sàng chúng tôi không trình bày ở bảng này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả trên cho thấy: Những lợn bị bệnh hầu hết đều thể hiện triệu chứng phù mí mắt, mõm, trán (chiếm tỷ lệ 94,90% số lợn mắc bệnh). Triệu chứng này xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ đến 1-2 ngày đã sưng mí mắt, mắt nhắm, chảy nước mắt. Vì vậy, có thể xem biểu hiện phù mí mắt, mõm trán là biểu hiện lâm sàng cần chú ý nhất trong bệnh phù đầu. Tiếp theo là các triệu chứng thần kinh, thể hiện từ mức độ nhẹ (đi lảo đảo, xiêu vẹo) đến mức độ nặng (liệt 2 chân trước hoặc 4 chân giãy đạp), biến động từ 13,72% - 47,45%. Tiếng kêu thay đổi (khàn khàn) cũng là biểu hiện lâm sàng thấy nhiều ở lợn bệnh (39,60%). Triệu chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ thấp (6,27%).

Các triệu chứng quan sát được ở bệnh phù đầu lợn con tại 3 huyện ở tỉnh Phú Thọ cho thấy tương tự như mô tả của các tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan (2005) [15]; Đào Trọng Đạt và cs, (1986) [6]; Trần Thanh Phong (1996) [20]; Nguyễn Khả Ngự, (2000) [19]; Bùi Xuân Đồng, (2002) [7]; Phạm Trọng Hổ, (2007) [11]; Nielsen, (1986) [68] cho thấy, trong đàn có một hoặc nhiều lợn chết đột ngột, lợn đi lảo đảo, hay vấp ngã. Lợn không bị sốt, ngay cả nhiệt độ môi trường cao hơn bình thường. Một số con sưng mí mắt rối loạn thần kinh và chết nhanh, tỷ lệ chết trong đàn có triệu chứng 65%. Lợn đôi khi chết mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng (Ross P. và cs, 1992) [73]. Ngược lại Clarence M và cs, (1986) [38] cho thấy, triệu chứng tiêu chảy làm mất nước nhiều, nhiễm acid và chết nhanh là triệu chứng chung, ít khi lợn bị suy sụp và chết trước khi tiêu chảy.

Như vậy, lợn bị mắc phù đầu thường xuất hiện các triệu chứng chủ yếu như sau: Phù mí mắt, mõm, trán, thần kinh, thể hiện từ mức độ nhẹ (đi lảo đảo, xiêu vẹo) đến mức độ nặng (liệt 2 chân trước hoặc 4 chân giãy đạp), tiếng kêu khàn khàn, khó thở, tím rìa tai, mõm và 4 chân. Việc xác định triệu chứng lâm sàng chính xác sẽ giúp công tác chẩn đoán bệnh nhanh và điều trị kịp thời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.5.2. Kết quả xác định bệnh tích của lợn bị bệnh phù đầu

Chúng tôi tiến hành mổ khám để kiểm tra bệnh tích của lợn con chết do bệnh phù đầu ở Phú Thọ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Bệnh tích chủ yếu của lợn bị bệnh phù đầu

Những bệnh tích chủ yếu Số lợn mổ khám (con) Số lợn có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Máu đặc màu sẫm 95 95 100 Thủy thũng mõm, trán, mặt, mí mắt 95 94 98,95

Tím rìa tai, mõm, 4 chân 95 15 15,78

Gan sưng, tim nhão 95 85 89,47

Phổi sưng, nhát cắt rỉ nước 95 77 81,05

Niêm mạc dạ dày sưng, thủy thũng và phủ

dịch nhày 95 92 96,84 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ruột non căng phồng chứa đầy dịch lỏng và hơi, viêm nặng, xuất huyết, phù màng treo ruột và sưng hạch màng treo ruột, hạch ruột sưng, thủy thũng

95 95 100

Tích nước xong ngực, xoang bụng 95 89 93,68 Dịch thủy thủng đọng lại ở màng treo

ruột già, đoạn ruột non, thanh quản, xung quanh tim, vỏ thận.

95 48 50,53

Thận bị phù, cắt thận bên trong xuất hiện rõ xung huyết và xuất huyết, bao thận dày lên và tích nước màu hồng.

95 67 70,53

Kết quả mổ khám 95 lợn con bị bệnh phù đầu ở Phú Thọ cho thấy: 100% số lợn mổ khám có bệnh tích máu đặc màu sẫm, ruột non căng phồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chứa đầy dịch lỏng và hơi, viêm nặng, xuất huyết, phù màng treo ruột và sưng hạch màng treo ruột, hạch ruột sưng, thủy thũng; 98,95 % số lợn có bệnh tích thủy thũng vùng mõm, trán, mặt, mí mắt; 96,84% lợn có bệnh tích niêm mạc dạ dày sưng, thủy thũng và phủ dịch nhày. Các bệnh tích khác biến động từ 15,78% đến trên 93,68%.

Các bệnh tích đặc trưng đã được mô tả ở trên, phản ánh thể nhiễm độc huyết và tác động của các yếu tố gây bệnh do vi khuẩn E. coli tạo ra: Yếu tố bám dính, xâm nhập, enterotoxin, khả năng gây dung huyết. Hiện tượng của nhiễm độc huyết và sự phá hủy các cơ quan, tổ chức nội tạng. Đào Trọng Đạt và cs, (1986) [6] cho thấy triệu chứng đặc trưng nhất là lớp phù nề ở thành dạ dày.

Nguyễn Khả Ngự, (2000) [19] đã tính tần suất xuất hiện của bệnh cao nhất là máu đặc màu sẫm, hạch ruột, hạch bẹn nông sưng (100%), viêm phổi và màng phổi (80%), bệnh tích ở gan, mật, dạ dày, ruột (70%), ở lách, thận (từ 40-50%). Bùi Xuân Đồng, (2002) [7] cho biết, bệnh tích rõ nhất trên lợn là phù mặt, tím tai, tím mõm và chân, máu đặc sẫm, phổi bị viêm, sưng gan, tim nhão, xoang ngực, xoang bụng tích nước, hạch ruột viêm toàn bộ. Timoney (1950) [82] đã mô tả bệnh tích đại thể của bệnh phù đầu lợn con gồm: Sưng phù ở lớp dưới niêm mạc dạ dày, sưng phù túi mật, màng treo kết tràng, các hạch ở ruột và kết tràng sưng phù và xung huyết, thận có sợi huyết bao quanh, sưng và chứa dịch, màng phổi và phổi viêm, sưng phù ở mức độ khác nhau, màng bao tim chứa nhiều dịch và xuất hiện các đốm xung huyết, ở tâm nhĩ và màng trong tim có xuất hiện hiện tượng viêm, xung huyết. Clarence và cs, (1986) [38] mô tả sự mất nước của lợn chết và sưng phồng của ruột non, dịch chất nhầy có màu sáng là đặc trưng của bệnh, kết tràng chứa dịch tương tự,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dịch ở dưới đáy của màng nhày đường tiêu hóa thường màu đỏ, lợn chết rất nhanh và da có màu đỏ.

Như vậy, bệnh tích lợn phù đầu chúng tôi theo dõi ở Phú Thọ cũng phù hợp với mô tả của các tác giả trong và ngoài nước. Điều này phản ảnh cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli là gây nhiễm độc huyết, tác động của yếu tố bám dính, xâm nhập trên hệ thống tiêu hóa, enterotoxin tác động trên các cơ quan phủ tạng hệ thống tiêu hóa. Máu màu đen sẫm do Verotoxin và yếu tố dung huyết gây ra. Hiện tượng tích nước bao tim, xoang bụng, xoang ngực là thể hiện của nhiễm độc huyết và sự phá hủy thành mạch cùng với hiện tượng dung huyết, thiếu máu. Thủy thũng dưới da và các khí quan. Điều đó chứng tỏ rằng vi khuẩn E. coli sản sinh độc tố hướng thành mạch, làm tăng tính thấm thành mạch, làm nước trong mạch quản thoát ra ngoài và tích lại ở gian bào của tổ chức gây nên phù.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu ở lợn con tại tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 78 - 82)