3.1.1. Kết quả điều tra bệnh phù đầu ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Descriptive study) dịch tễ học phân tích (Analytic study) và dịch tễ học thực nghiệm (Nguyễn Như Thanh, 2001 [26], Nguyễn Văn Thiện, 1997 [28]). Phương pháp thực hiện ngẫu nhiên và theo mẫu chùm nhiều bậc, trong tỉnh lấy ngẫu nhiện 3 huyện, mỗi huyện 3 xã, trong xã lấy 3 thôn, trong thôn điều tra các hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt (mỗi huyện có tính đại diện tương đối về tự nhiên như thời tiết, sinh thái). Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 3.1.
Bảng 3.1:Kết quả điều tra bệnh phù đầu ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Phú Thọ Huyện Xã Số lợn điều tra (con) Số lợn mắc bệnh Số lợn chết/mắc bệnh n (con) Tỷ lệ (%) n (con) Tỷ lệ (%) Thanh Ba Khải Xuân 4.367 789 18,07 306 38,78 Võ Lao 4.123 987 23,94 523 52,99 Đông Thành 4.720 1.241 26,29 714 57,53 13.210 3.017 22,84 1.543 51,14 Phù Ninh Phú Mỹ 5.368 1.078 20,08 603 55,94 Tiên Phú 4.859 875 18,01 387 44,23 Hạ Giáp 4.163 210 5,04 35 16,67 14.390 2.163 15,03 1.025 47,39 Đoan Hùng Chân Mộng 4.215 592 14,05 285 48,14 Minh Phú 3.947 478 12,11 198 41,42 Vụ Quan 3.658 287 7,85 106 36,93 11.820 1.357 11,48 589 43,40 Tính chung 39.420 6.537 16,58 3.157 48,29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.1 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh phù đầu lợn con chung trên đàn lợn là 16,58% và tỷ lệ chết do phù đầu là 48,29%. Trong đó, địa phương có tỷ lệ lợn mắc và chết do phù đầu cao nhất là huyện Thanh Ba là
(22,84% và 51,14%), đặc biệt là xã Đông Thành huyện Thanh Ba có tỷ lệ lợn mắc và chết do bệnh phù đầu cao nhất là (26,29% và 57,53%). Địa phương có tỷ lệ lợn mắc và chết do phù đầu thấp nhất là huyện Đoan Hùng là (11,48% và 43,40%), nhưng xã có tỷ lệ mắc và chết do phù đầu thấp nhất là xã Hạ Giáp huyện Phù Ninh chiếm tỷ lệ (5,04% và 16,67%).
Theo Đào Trọng Đạt và cs, (1986) [6] cho thấy bệnh phù đầu ở lợn không gây ra những vụ dịch lây lan rộng, tỷ lệ mắc bệnh trong một đàn khoảng 64-100% tỷ lệ chết từ 16-35%. Nguyễn Khả Ngự, (2000) [19], nghiên cứu bệnh phù đầu lợn con do E. coli gây ra ở một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: tỷ lệ bệnh cao nhất là 55,55%, thấp nhất là 30,61%, tỷ lệ gây chết cao nhất là 33,33%, thấp nhất là 16,32% so với tổng đàn.
Bùi Xuân Đồng, (2002) [7], nghiên cứu bệnh phù đầu do E. coli gây ra ở lợn tại Hải Phòng cho thấy tỷ lệ chết do phù đầu và tiêu chảy cao nhất là 45,6%, thấp nhất là 27%. Nguyễn Thị Kim Lan, (2003) [12] đã nghiên cứu bệnh phù đầu của lợn con do E. coli ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ mắc bệnh bình quân 18,17% (biến động từ 11,94-25,51%), tỷ lệ bị bệnh trong đàn là 45,77% (biến động từ 30,03-71,24%), tỷ lệ chết so với lợn bệnh là 61,44% (biến động từ 51,16-73,99%). Nguyễn Thị Kim Lan, (2004) [13] điều tra tỷ lệ mắc bệnh lợn con ở Thái Nguyên sau khi tiêm phòng
E. coli dung huyết là 0,86% so với lô đối chứng là 15,93%. Phạm Trọng Hổ, (2007) [11] điều tra tỷ lệ mắc bệnh phù đầu lợn con ở Bình Định năm
2000-2001 bình quân 64,66%, tỷ lệ chết là 71,63%, giảm còn 14,64% và 48,73% (năm 2004-2005).
Shanks, (1938) [78] cho thấy tỷ lệ bệnh từ 10-40% (cá biệt lên đến 80%) ở lợn từ 1-2 tuần sau cai sữa, tỷ lệ chết so với lợn bệnh có thể lên đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
100%. Kyriakis S. C. và cs, (1997) [57] cho biết, tỷ lệ bệnh ở lợn con trong cùng một cá thể trên 80% nhưng trung bình từ 30-40%, tỷ lệ chết từ 50-90%.
Qua những nghiên cứu của các tác giả trên, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết có khác nhau tùy theo từng nước, các vùng trong một nước và điều kiện chăn nuôi. So sánh tỷ lệ mắc bệnh phù đầu và tỷ lệ chết/số con bệnh ở đợt điều tra của chúng tôi có khác so với các tác giả trong và ngoài nước, có lẽ do bệnh phù đầu ở tỉnh Phú Thọ tương đối nghiêm trọng và chưa có các biện pháp phòng và điều trị thích hợp trong thời gian dài. Đặc biệt là ở những vùng có mức độ bệnh xảy ra rất cao ở đợt điều tra.
Để có thể đánh giá kỹ càng hơn sự sai khác về các tỷ lệ mắc bệnh và chết giữa các địa phương, chúng tôi đã tiến hành so sánh nguy cơ lợn mắc bệnh và chết do phù đầu giữa các huyện, thị bằng phương pháp phân tích dịch tễ.
* Kết quả so sánh nguy cơ mắc phù đầu ở lợn con giữa các huyện. Như vậy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh trong tổng số lợn con được điều tra ngẫu nhiên ở các hộ gia đình là tương đối cao. Điều này thấy ở cả 3 địa điểm nghiên cứu. Trong đó, tỷ lệ lợn bị bệnh cao nhất là ở huyện, thị được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. So sánh nguy cơ mắc phù đầu ở lợn con giữa các huyện
Đối tƣợng so sánh (huyện) Không bệnh (con) Có bệnh (con) Tỷ suất bệnh (%) 2 TN RR Thanh Ba so với Đoan Hùng 10.193 3.017 22,84 588 1,98 10.463 1.357 11,48 Thanh Ba so với Phù Ninh 10.193 3.017 22,48 275 1,52 12.227 2.163 15,03 Đoan Hùng so với Phù Ninh 10.463 1.357 11,48 70 0,76 12.227 2.163 15,03
Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Nguy cơ lợn phù đầu giữa các huyện Thanh Ba, Đoan Hùng và Phù Ninh có 2
TN > 2
(2
TN = 588, 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
TN = 70), tức là nguy cơ lợn con mắc bệnh phù đầu các huyện có sự khác nhau rất rõ rệt (P<0,001).
Qua kết quả trên, có nhận xét:
Với RR = 1,98 và RR = 1,52 cho thấy, nguy cơ lợn con mắc phù đầu của Thanh Ba là cao hơn 2 địa phương còn lại từ 1,52 - 1,98 lần.
Với RR = 0,76 cho thấy, nguy cơ lợn mắc phù đầu của Phù Ninh cao hơn Đoan Hùng là 0,76 lần.
Còn nguy cơ lợn con mắc phù đầu của Đoan Hùng thấp hơn 2 địa phương trên.
* Kết quả so sánh nguy cơ lợn chết do phù đầu giữa các huyện được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. So sánh nguy cơ chết ở lợn con do mắc phù đầu giữa các huyện
Đối tƣợng so sánh (huyện) Con chết (con) Có bệnh (con) Tỷ suất bệnh (%) 2 TN RR Thanh Ba so với Đoan Hùng 1.543 1.474 51,14 22 1,18 589 768 43,40 Thanh Ba so với Phù Ninh 1.543 1.474 51,14 7 1,07 1.025 1.138 47,39 Đoan Hùng so với Phù Ninh 589 768 43,40 5 0,91 1.025 1.138 47,39
Bảng 3.3 cho thấy: Nguy cơ lợn chết do mắc phù đầu giữa các huyện Thanh Ba so với Đoan Hùng và Phù Ninh có 2
TN > 2
(2
TN = 22, 2
TN = 7,
2
TN = 5), tức là nguy cơ lợn con chết do bệnh phù đầu các huyện có sự khác nhau (P<0,05), Riêng nguy cơ lợn chết do mắc phù đầu ở Thanh Ba so với Đoan Hùng có 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, với RR = 1,18 và RR = 1,07, có thể thấy: nguy cơ lợn chết do phù đầu ở Thanh Ba cao hơn hai địa phương còn lại từ 1,07-1,18 lần, còn nguy cơ lợn chết do phù đầu ở Phù Ninh cao hơn Đoan Hùng là 0,91 lần.
Huyện Đoan Hùng có tỷ lệ lợn mắc và chết do phù đầu thấp hơn 2 địa phương còn lại (11,48% so với 15,03% và 22,84%), tỷ lệ chết là (43,40% so với 47,39% và 51,14%). Qua điều tra chúng tôi nhận thấy số lợn ốm và chết do phù đầu chủ yếu tập trung ở phương thức chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp, nhận thức của người chăn nuôi còn kém về công tác phòng, chữa bệnh, nhiều hộ gia đình nuôi lợn nái còn có những hạn chế sau:
- Chuồng nuôi lợn nái và lợn con ẩm thấp, chưa đảm bảo vệ sinh.
- Thức ăn, nước uống chưa đảm bảo vệ sinh, máng ăn không cọ rửa sạch sau khi cho ăn, lợn con liếm láp thức ăn thừa ôi thiu.
- Chưa tập cho lợn con ăn sớm, sau khi cai sữa tạo ra sự thay đổi thức ăn đột ngột.
- Thức ăn cho lợn con chưa cân đối về dinh dưỡng.
- Ở các địa phương nghiên cứu có vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, giao thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật của người dân còn nhiều hạn chế, phương thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ, không tập trung, thức ăn không được đáp ứng đầy đủ. Tỷ lệ tiêm phòng còn thấp, thông tin về dịch bệnh chưa kịp thời. Ngoài ra, trình độ của cán bộ thú y cơ sở còn yếu, dẫn tới việc chẩn đoán và sử dụng thuốc kém hiệu quả.
Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lợn con nhiễm khuẩn
E. coli từ ngoài vào hoặc gây loạn khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. coli có hại sinh sản nhanh gây bệnh phù đầu lợn con. Số lượng lợn con mắc bệnh cao đã và đang là sự lo lắng thực sự cho người chăn nuôi ở nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua phân tích trên, có thể thấy: bệnh phù đầu ở lợn con tại các địa phương khác nhau có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết, mà nguyên nhân mang tính đặc thù sinh thái. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác nguyên nhân của sự khác nhau này, cần có những đánh giá toàn diện hơn ảnh hưởng của một yếu tố khác nữa như mùa vụ, chuồng trại, phương thức chăn nuôi và tuổi lợn ảnh hưởng đến bệnh phù đầu, từ đó mới đưa ra được các biện pháp phòng chống có hiệu quả.