Qua một số kinh nghiệm của ngân hàng Citibank tại Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered tại Singapore về nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi để gia tăng khách hàng đến giao dịch, Eximbank có được các bài học sau:
Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch trong các khu dân cư đông đúc, trung tâm thương mại sầm uất, siêu thị, sân bay,.. nhằm phục vụ tận nơi nhu cầu giao dịch ngân hàng của khách hàng, từđó nắm bắt được nhóm khách hàng muc tiêu.
Đầu tư vào công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về giao dịch và thanh toán trực tuyến, gửi tiền online,...Điều này giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian, vì vậy sẽ làm tăng sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.
Bố trí nhân sự giao dịch ngoài giờ hành chánh nhằm tăng số lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiền. Đây là vấn đề đang được các ngân hàng trong nước chú ý đến vì hiệu quả dài lâu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày tổng quan về ngân hàng thương mại, lý luận về chất lượng dịch vụ
tiền gửi và sự hài lòng của khách hàng cá nhân. Trong đó lấy mô hình chất lượng dịch vụ
Servqual (Parasuraman, 1988) làm định hướng cho nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng cá nhân. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ tiền gửi và sự hài lòng của khách hàng cá nhân được làm rõ trong cơ sở lý luận. Dựa vào mối quan hệđó, ta sẽ tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương 2 để
tìm ra các thành phần chất lượng dịch vụ nào được nâng cao sẽ làm hài lòng khách hàng. Khách hàng hài lòng thì sẽ trung thành với Eximbank, sẽ giới thiệu thêm nhiều người đến với Eximbank.
Chương 1 cũng đưa ra một số kinh nghiệm của các ngân hàng về nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi để gia tăng thị phần. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Eximbank CN Sài Gòn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI