Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh. Eximbank CN Sài Gòn và 7 Phòng giao dịch trực thuộc có trụ sở đặt tại vị trí trung tâm thành phố, dân cưđông đúc và hoạt động kinh doanh cao.
Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động là cá nhân và tổ chức kinh tế từ năm 2010 đến năm 2013 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động
(Đơn vị: Tỷđồng)
Năm 2010 2011 2012 2013
Tiêu chí độngHuy Tỷ trọng (%) độngHuy Tỷ trọng (%) độngHuy Tỷ trọng (%) độngHuy Tỷ trọng (%)
Doanh
nghiệp 3,607 68 1,099 27 1,702 30 1,111 33 Cá nhân 1,662 32 2,979 73 3,935 70 2,212 67
Tổng 5,269 100 4,078 100 5,637 100 3,323 100
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động
Năm 2010 vốn huy động từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lớn hơn nhiều so với huy
động từ cá nhân, chiếm đến 68% trong cơ cấu vốn. Nguyên do là tại thời điểm này một số công ty chứng khoán có lượng tiền lớn gửi tại Eximbank CN Sài Gòn và các doanh nghiệp có lượng tiền gửi dồi dào. Đây là năm huy động vượt kế hoạch của Eximbank CN Sài Gòn.
Vào các năm 2011, 2012, 2013 tỷ trọng vốn huy động doanh nghiệp luôn thấp hơn nhiều so với cá nhân. Trong những năm này, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn trên diện rộng, tình hình khan hiếm nguồn tiền thường xuyên. Bên cạnh đó, vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp thường có nhu cầu rút vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh vào dịp Tết, điều này cũng gây ra không ít khó khăn trong công tác huy động vốn vào giai đoạn kết thúc năm. Ngoài ra, năm 2012 thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng, nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt là các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư có nhu cầu chuyển vốn nhằm phân bổ lại nguồn tiền. Điều này khiến việc huy động lượng tiền lớn từ
tổ chức kinh tế gặp khó khăn. Chính vì vậy việc đẩy mạnh huy động trong dân cư sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn, bù đắp lượng vốn bị hao hụt. Tỷ trọng tiền gửi cá nhân tăng lên đáng kể qua các năm 2011, 2012, 2013.