Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại nhno & ptnt việt nam (agribank) – chi nhánh huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.5.2. Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam nói chung và tại Thừa Thiên Huế nói riêng đã có những thay đổi tích cực song vẫn còn khá manh mún, chưa mang tính đồng bộ và chưa tạo ra tiện ích có tính cạnh tranh cao như kỳ vọng.

Theo báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2013, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế chung cả nước và của tỉnh phục hồi chậm, các tổ chức tín dụng đã có nhiều giải pháp huy động vốn, đến cuối năm tổng nguồn vốn huy động 20.989 tỷ đồng, tăng 12,7% so với đầu năm. Trong đó, nguồn vốn huy động bằng tiền Việt Nam đạt 19.816 tỷ đồng, chiếm 94,4%, tăng 15,3% so với đầu năm còn lại là nguồn huy động bằng ngoại tệ.

Về dự nợ cho vay, đến cuối năm 2013, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 16.797 tỷ đồng, tăng 16,3% so với đầu năm, vượt kế hoạch đề ra (Kế hoạch tăng trưởng toàn địa bàn đề ra trong năm 2013 là từ 12%-14%), 20/24 ngân hàng có tốc độ

tăng trưởng tín dụng dương. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 7.790 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,4% trong tổng dư nợ, tăng 22% so với đầu năm; dư nợ cho vay trung hạn đạt 9.007 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,5% trong tổng dư nợ, tăng 11,3% so với đầu năm. Tỷ trọng dư nợ các khoản vay có lãi suất từ 10%/năm chiếm 39% tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ các khoản vay có lãi suất từ 10 - 13%/năm, chiếm 50,5% tổng dư nợ; tỷ trọng dư nợ các khoản vay có lãi suất từ 13 -15%/năm, chiếm 6,6% tổng dư nợ và trên 15% chiếm 3,9% tổng dư nợ.

Cơ cấu tín dụng đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và đối tượng chính sách, hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 9.950 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,2% trong tổng dư nợ, tăng 11,3% so với năm 2012. Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 4.714 tỷ đồng, tăng 27,6% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 28,1% trong tổng dư nợ; trong đó cho vay sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu tăng 72,6%, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,6%, cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ tăng 24,3%, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách tăng 3,51% so với đầu năm.

Năm 2014, ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh định hướng một số chỉ tiêu hoạt động gồm tổng nguồn huy động vốn tăng từ 15-17%, dư nợ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế tăng từ 12-14%, nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ.

Để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu này, ngành Ngân hàng đã đề ra các giải pháp cụ thể, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ, của NHNN và các Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cũng như thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định về kinh doanh ngoại hối, vàng...Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực đẩy mạnh huy động vốn, đi đôi với điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng.

Tập trung nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG ĐIỀN – THỪA

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại nhno & ptnt việt nam (agribank) – chi nhánh huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 27 - 30)