Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại nhno & ptnt việt nam (agribank) – chi nhánh huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam

Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như ngành tài chính- ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng sâu rộng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM Việt Nam (NHTMVN). Với đặc trưng “độc canh tín dụng”, đa số nguồn thu nhập hiện nay của NHTMVN là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các sản phẩm, dịch vụ khác. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho NHTMVN.

Thời gian qua, một số “đại gia ngân hàng” như: NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank), NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) … cũng tập trung nghiên cứu, đầu tư và phát triển các loại hình sản phẩm - dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ tín dụng truyền thống.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của nhiều ngân hàng cho thấy đóng góp đáng kể của mảng dịch vụ trong tỷ trọng lợi nhuận của ngân hàng, nhờ đó giúp bù

Năng lực phục vụ

(Assurance)

Phương tiện hữu hình

(Tangibles)

Sự tin cậy (Reliability) Mức độ đồng cảm

(Empathy)

Khả năng đáp ứng

đắp một phần sự sụt giảm từ mảng tín dụng. Tiêu biểu như BIDV, doanh thu thuần từ dịch vụ của ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ năm trước, đạt 1.212 tỷ đồng. Tương tự, thu nhập từ phí dịch vụ của Vietcombank cũng tăng 17,2%, Vietinbank tăng 8%…

Đến ngày 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là khoảng 12%; thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.

Mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng thấp so với các năm trước đây.

Chênh lệch thu nhập - chi phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do tác động bất lợi của những khó khăn trong nền kinh tế. Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại nhno & ptnt việt nam (agribank) – chi nhánh huyện quảng điền, thừa thiên huế (Trang 26 - 27)