Nguyên nhân

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh bình phước hiện nay (Trang 76 - 80)

a) Nguyên nhân ưu điểm

Trong điều kiện khó khăn của một tỉnh mới tái lập, nhưng những năm qua các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước đã ban hành và thực

hiện nhiều giải pháp tập trung nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

b) Nguyên nhân hạn chế

Bình Phước là một tỉnh miền núi, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, có gần 20% dân tộc thiểu số, bên cạnh đó, tỷ lệ dân di cư tự do cao; dân di cư chủ yếu là những người dân nghèo, khó khăn kinh tế nên không có điều kiện học hành, không tiếp cận với những tri thức mới, chính vì những nguyên nhân đó nên mặt bằng dân trí của tỉnh nói chung còn rất thấp và không đồng đều.

Khi mới tái lập vào 01/01/1997; toàn tỉnh có 7.083 cán bộ, công chức (khối đảng, đoàn thể 503 người, khối nhà nước 6.580 người); phần lớn cán bộ, công chức cấp tỉnh là cán bộ, công chức của tỉnh Sông bé cũ, được phân công tăng cường công tác ở Bình Phước, có nhà cửa ở Bình Dương nên tư tưởng chưa ổn định, một số thời gian ngắn xin chuyển công tác. Số còn lại tuy có tâm huyết với tỉnh mới nhưng đa số có trình độ thấp. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sau đại học 0,15%, đại học và cao đẳng 10,42%, trung cấp chuyên nghiệp 61,93%, sơ cấp và chưa qua đào tạo 27,67%. Về trình độ lý luận chính trị: cử nhân và cao cấp 1,57%, trung cấp 4,27%, chưa qua đào tạo chiếm 94,16%. Thực trạng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực với số lượng hợp lý luôn là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Bình Phước.

Xuất phát điểm rất thấp về kinh tế - xã hội nên chỉ số phát triển con người, đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân lực của tỉnh ở mức rất thấp so với các địa phương khác trong cả nước và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong tình hình mới.

Như tình trạng chung của cả nước, do các quy định về chế độ đãi ngộ, tiền lương trợ cấp cho cán bộ, công chức còn hạn chế, tình trạng chảy máu chất xám làm tỉnh thiếu hụt cán bộ, công chức chất lượng cao, chuyên gia, khoa học kỹ thuật hầu như không có.

Tuy tỉnh đã có sự quan tâm ban hành nhiều chính sách cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhưng vẫn chưa theo kịp sự biến đổi của tình hình kinh tế, mức trượt giá hiện nay. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chưa quan tâm đến quyền lợi, chế độ của cán bộ, công chức; do vậy đã không tuân thủ các trình tự, thủ tục trong việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực khiến cho cán bộ, công chức thiệt thòi trong việc không được hưởng chính sách của tỉnh.

Chất lượng đội ngũ trí thức của tỉnh còn thấp, trình độ chuyên môn cao chưa nhiều, điều này khiến cho đội ngũ trí thức của tỉnh đông nhưng chưa mạnh, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu hiện nay về khoa học - công nghệ. Đây cũng là trở ngại lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh trong việc truyền thụ những kiến thức hiện đại về khoa học- kỹ thuật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động.

Thể chế pháp luật để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội còn lỏng lẻo và nhiều kẽ hở là điều kiện để phát sinh những vi phạm về đạo đức, phẩm chất của người cán bộ, công chức. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tuy từng bước hoàn thiện nhưng đến nay còn nhiều bất cập, đặc biệt về phân cấp quản lý công chức. Các quy định, chính sách về cán bộ, công chức khi cần chỉnh sửa đều phải chờ Trung ương sửa đổi và thường bị chậm nhiều so với tình hình thực tế.

Khả năng dự báo và đánh giá đúng những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức: xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường còn kém và bị động. Chưa kịp

thời xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của sự phát triển và điều chỉnh chính sách đối với cán bộ, công chức.

Mặc dù chế độ chính sách tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, cải cách và chấn chỉnh; nhưng vẫn không theo kịp tình hình kinh tế - xã hội. Do vậy, tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức chưa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức trung bình của xã hội, chưa tương xứng với khu vực doanh nghiệp và tư nhân. Tiền lương không có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức làm việc do đó tình trạng "chảy máu chất xám" trong khu vực nhà nước ngày một gia tăng. Đây là một nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, công chức làm cho bộ máy nhà nước không được trong sạch, vững mạnh; làm cản trở công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nói chung.

Chương 3

Một phần của tài liệu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh bình phước hiện nay (Trang 76 - 80)

w