có cơ cấu hợp lý, đủ đức, đủ tài đáp ứng đòi hỏi của công cuộc đổi mới
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, các nghị quyết của Đảng luôn đặt ra chủ trương xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức "vừa hồng vừa chuyên" có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ; Đảng lãnh đạo Nhà nước có những chính sách, thể chế cụ thể xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước. Đảng chỉ ra rằng, cần "xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức trong sạch, có năng lực" [20, tr. 35].
Cán bộ, công chức hành chính là người trực tiếp thực thi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến mọi người dân. Đường lối của Đảng có thành công hay không, chính sách, pháp luật của nhà nước có được thực hiện hay không là do năng lực và trách nhiệm của người cán bộ,
công chức hành chính. Do vậy, người cán bộ, công chức hành chính trước hết phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, người cán bộ, công chức hành chính phải đủ chuẩn về năng lực, trình độ chuyên môn, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hành chính, kỹ năng xử lý công việc đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Trong một tổ chức, vấn đề cơ cấu bộ máy luôn chiếm vai trò quan trọng, trong cơ quan nhà nước cũng vậy, công việc có được thực hiện trôi chảy hay không, là do việc bố trí cán bộ, công chức có khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc hay không. Tổ chức bộ máy đòi hỏi số lượng, chất lượng cán bộ thế nào thì phải chuẩn bị, đào tạo, bố trí, sử dụng như thế đó. Bối cảnh tình hình và nhiệm vụ mới càng đòi hỏi phải khẩn trương, tích cực xây dựng và phát triển đội ngũ công chức hành chính có số lượng và cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa.