Đổi mới hoạt động thanh tr a dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ và hƣớng dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự khai, tự nộp

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

hƣớng dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự khai, tự nộp

Để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, cơ quan Thuế đã tiến hành cải cách các quy trình quản lý thuế theo hƣớng hiện đại với sự hỗ trợ lớn của công nghệ thông tin. Các quy trình quản lý thuế đƣợc xây dựng phù hợp với bộ máy tổ chức theo mô hình chức năng và thể hiện nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Đồng bộ với việc xây dựng các qui trình mới là các việc đẩy mạnh các nghiệp vụ quản lý theo từng chức năng quản lý:

Trong nghiệp vụ hỗ trợ cơ sở kinh doanh: cơ quan Thuế chủ động nắm bắt và tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ NNT sát với yêu cầu ,đặc điểm của từng nhóm NNT với những hình thức phù hợp và chất lƣợng tốt .Cơ quan Thuế phải biết đƣợc nhu cầu của khách hàng của mình, đó là NNT và có trách nhiệm cung cấp đƣợc những dịch vụ hỗ trợ đúng với yêu cầu của khách hàng .

Trong nghiệp vụ xử lý tờ khai thuế: cơ quan Thuế theo dõi tờ khai thuế của cơ sở kinh doanh từ tờ khai đầu tiên, qua đó tờ khai điều chỉnh (nếu có) đến tờ khai cuối cùng, các lỗi cơ sở kinh doanh đã mắc. Qua đó, cơ quan Thuế có thể có biện pháp xử lý phù hợp nhƣ: hƣớng dẫn cơ sở kinh doanh để tránh các lỗi đã mắc trong kê khai nếu việc mắc lỗi là do chƣa hiểu rõ; hoặc xem xét sửa đổi mẫu tờ khai nếu tờ khai chƣa phù hợp; hoặc đó là dấu hiệu để xem

xét, lựa chọn các trƣờng hợp thanh tra nếu việc mắc lỗi mang tính lặp đi, lặp lại một cách cố ý …

Trong nghiệp vụ đôn đốc và thu nợ thuế: cơ quan Thuế đẩy mạnh công tác đôn đốc và thu nợ thuế. Với sự hỗ trợ của các chƣơng trình tin học, cơ quan Thuế theo dõi chặt chẽ các trƣờng hợp chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế, phát hành các thông báo nhắc nhở, các thông báo phạt đối với các cơ sở kinh doanh không nộp tờ khai, nộp thuế. Cơ quan Thuế theo dõi đƣợc số nộp cho số thuế phát sinh và số nộp cho nợ tồn đọng của cơ sở kinh doanh theo từng loại thuế. Qua đó xác định đƣợc tính chất của nợ thuế, mức nợ, tuổi nợ của từng nhóm nợ thuế để có biện pháp thu nợ phù hợp theo hƣớng nhằm giảm các khoản nợ có mức nợ và tuổi nợ cao.

Trong nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra: cơ quan Thuế tiến hành thanh tra kiểm tra trên cơ sở thu nhập đƣợc đủ các thông tin cần thiết về cơ sở kinh doanh ( từ tờ khai, báo cáo tài chính và các thông tin từ các nguồn khác) để phân tích, đánh giá xác định theo các tiêu chí đánh giá rủi ro, dự báo những vấn đề nghi ngờ có gian lận trốn thuế nhằm lựa chọn trƣờng hợp, chuẩn bị nội dung, cách thức thanh tra phù hợp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)