Khái niệm và sự cần thiết của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT đƣợc xem là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế cho phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế đƣợc xem là việc cơ quan thuế sử dụng các hình thức, phƣơng tiện để cung cấp, truyền bá thông tin về pháp luật thuế đến với mọi ngƣời dân nhằm giúp cho họ hiểu rõ đƣợc bản chất và ý nghĩa của việc nộp thuế; quyền và nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế.

Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế là loại dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp để hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, bao gồm các dịch vụ giải thích pháp luật, tƣ vấn và hỗ trợ việc chuẩn bị kê khai, tính thuế và xác định nghĩa vụ thuế

Nhà nƣớc quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng hệ thống pháp luật. Pháp luật là công cụ chủ yếu để Nhà nƣớc tác động lên các quan hệ xã hội, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và xã hội ở mỗi giai đoạn cụ thể. Pháp luật ra đời nhằm duy trì các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi của các thành viên xã hội trong một trật tự nhất định. Pháp luật là những quy định mang tính quyền lực Nhà nƣớc, buộc mọi công dân trong xã hội phải tuân theo.

Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc đòi hỏi mọi cơ quan Nhà nƣớc, mọi tổ chức của Nhà nƣớc, mọi công dân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Muốn vậy, phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội và mọi công dân. Đây cũng chính là một chức năng quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật Nhà nƣớc mà mọi ngƣời dân nói chung và NNT nói riêng phải chấp hành. Đồng thời, trong hệ thống bộ máy quản lý Nhà nƣớc, cơ quan thuế đại diện cho Nhà nƣớc trong việc quản lý và thực thi pháp luật về thuế. Vì vậy, cơ quan thuế phải tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật về thuế cho NNT và toàn dân để mọi công dân và NNT hiểu biết về thuế, pháp luật thuế, về nghĩa vụ và quyền lợi của NNT, từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nƣớc.

Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các sai phạm về thuế còn khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là do công tác TTHT NNT chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa tổ chức thực hiện thƣờng xuyên, chƣa có định hƣớng rõ rệt, hình thức còn nghèo nàn, lƣợng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của NNT và xã

hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của ngƣời dân nói chung và NNT nói riêng về thuế còn hạn chế.

Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng về số lƣợng NNT với quy mô lớn hơn và mức độ sai phạm nghiêm trọng hơn, tinh vi hơn. Vì vậy, càng cần thiết phải đẩy mạnh công tác TTHT NNT nhằm làm cho các tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt các quy định về thuế, hiểu ra đƣợc bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế, đó là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền lợi chính đáng của bản thân NNT. Mọi hành vi trốn thuế, tránh thuế, gian lận thuế không chỉ là hành vi vi phạm pháp uật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức công dân, dƣ luận xã hội cần phải lên án, không khoan nhƣợng. Từ đó, xây dựng ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật thuế trong toàn dân, toàn xã hội.

Đứng trƣớc những yêu cầu trên, rõ ràng ngành Thuế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho toàn dân, triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đƣa công tác TTHT NNT thành một trong những khâu trọng tâm của ngành trong công tác quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)