Kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Với quan điểm coi ngƣời nộp thuế là khách hàng mà mình phục vụ, cơ quan thuế không thụ động chờ đợi NNT đến hỏi những vƣớng mắc mà chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu của NNT để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm NNT với những nội dung, hình thức phù hợp và chất lƣợng tốt bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu của NNT nhằm hỗ trợ tối đa để NNT có thể tự tính thuế, tự kê khai và nộp thuế đúng với các quy định của pháp luật thuế. Hầu hết các hoạt động TTHT của cơ quan thuế đã đƣợc NNT đánh giá tốt và tƣơng đối hài lòng với quá trình phục vụ của cơ quan thuế. Mặc dù mới đƣợc thành lập chính thức nhƣng bộ phận TTHT NNT trong cơ quan thuế đã có những đóng góp cho hoạt động quản lý của ngành Thuế nói chung cũng nhƣ hoạt động quản lý tính tuân thủ của NNT ở Việt Nam nói riêng.

Các hình thức TTHT NNT đã từng bƣớc đƣợc xây dựng hoàn thiện với chất lƣợng tốt.

Thông qua các hình thức tuyên truyền, quảng bá thông tin khá đa dạng, cơ quan thuế đã cung cấp cho NNT và các tổ chức, cá nhân có quan tâm các thông tin thật sự hữu ích, cần thiết cho hoạt động kinh doanh của NNT. Thông qua các cơ quan báo, đài và qua việc cấp phát miễn phí các tài liệu tuyên truyền thuế, những thông tin về chính sách thuế, thủ tục thuế đƣợc truyền tải rộng rãi đến NNT. Qua đó, NNT hiểu đƣợc nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai và nộp thuế của mình; các trình tự, thủ tục thực hiện các nghĩa vụ đó và thƣờng xuyên đƣợc cơ quan thuế nhắc nhở về thời điểm phải hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nƣớc.

Việc hợp tác tuyên truyền với các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: Đài phát thanh, Đài truyền hình và các báo, tạp chí có số lƣợng xuất bản lớn

của cả Trung ƣơng và địa phƣơng đã giúp ngành Thuế có phạm vi, mạng lƣới tiếp cận rộng rãi hơn với công chúng. Ngƣời dân đã có cái nhìn rõ ràng hơn, hiểu biết hơn về bản chất tốt đẹp của tiền thuế là để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó, nâng cao ý thức của cả cộng đồng với công tác thuế của Đảng và Nhà nƣớc. Không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật thuế mà ngƣời dân còn đƣợc nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, lên án các hành vi lừa đảo, dây dƣa, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nƣớc.

Thông qua các kênh tƣ vấn, giải đáp vƣớng mắc khá đa dạng, phong phú nhƣ hiện nay, cơ quan thuế đã từng bƣớc đáp ứng các yêu cầu của NNT trong việc tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc về thuế mà họ gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn, hỗ trợ ngày càng đƣợc ngành Thuế quan tâm và chú ý nâng cao thì NNT, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có điều kiện thuê các chuyên gia tƣ vấn thuế, tìm đƣợc một kênh tin cậy, hiệu quả để giải quyết các vƣớng mắc về thuế của mình. ở nƣớc ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể chiếm một tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng số các đối tƣợng thuộc diện nộp thuế. Hơn nữa, hệ thống các công ty tƣ vấn thuế, đại lý thuế chƣa phát triển rộng rãi và chi phí tƣ vấn khá đắt so với thu nhập của phần đông các NNT. Do đó, dịch vụ tƣ vấn miễn phí của cơ quan thuế đƣợc mở ra là một địa chỉ quen thuộc cho NNT cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo và liên hệ trao đổi thông tin.

Các hội nghị đối thoại về thuế đã và đang trở thành một kênh tiếp xúc quan trọng giữa lãnh đạo của cơ quan thuế các cấp với NNT và các tổ chức có liên quan. Đây cũng là một nội dung, tiêu chí để cơ quan thuế cấp trên kiểm soát, đánh giá chất lƣợng quản lý của các cơ quan thuế cấp dƣới. Hội nghị đối thoại luôn đƣợc mở ra trong không khí cởi mở, thẳng thắn, NNT và ngƣời dân có điều kiện trao đổi các vƣớng mắc về thuế, kiến nghị những bất cập trong các chính sách pháp luật về thuế hiện hành và đề xuất các thay đổi, chỉ ra

những khâu hạn chế, tiêu cực trong hoạt động quản lý của cơ quan thuế. Nội dung các buổi đối thoại luôn đƣợc ghi nhận, tổng hợp và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp cao hơn. Kết quả tổng hợp hội nghị đối thoại, trƣớc hết để cơ quan thuế nắm bắt đƣợc thực trạng hoạt động và trình độ quản lý của mình. Tiếp đó, cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải có trách nhiệm nghiên cứu trả lời cho các yêu cầu, đề xuất của NNT. Đồng thời, những ý kiến, đề xuất tại hội nghị cũng là cơ sở để cơ quan thuế có những biện pháp cải thiện hoạt động và xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật thuế để phù hợp với điều kiện hoạt động của NNT.

Qua việc tuyên truyền, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình cũng sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT theo hƣớng NNT là ngƣời đƣợc phục vụ, là khách hàng của cơ quan thuế và cơ quan thuế là ngƣời phục vụ đáng tin cậy nhất của NNT. Cơ quan thuế và NNT là ngƣời bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc. NNT nói riêng và ngƣời dân nói chung sẽ nhận thức đƣợc rằng họ có thể tiếp xúc thuận lợi, dễ dàng với cán bộ thuế và cơ quan thuế, có thể tìm đến cơ quan thuế để đƣợc giúp đỡ và giải đáp những vƣớng mắc trong quá trình chấp hành pháp luật thuế.

Đặc biệt, với việc thực hiện cơ chế “một cửa” cùng với Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành giúp NNT không phải đi lại nhiều nơi, nhiều lần để thực hiện việc kê khai và nộp thuế. NNT chỉ cần đến địa chỉ một cửa của cơ quan thuế, tại đây không những các vƣớng mắc về thuế của NNT đƣợc giải đáp mà họ có thể thực hiện nghĩa vụ thuế của mình tại đây. Qua đó đã giúp cho NNT giảm đƣợc các chi phí chấp hành nghĩa vụ thuế, giúp cho cơ quan thuế giảm bớt chi phí quản lý. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ mã vạch hai chiều trong việc kê khai giúp cơ quan thuế giảm bớt khối lƣợng giấy tờ do NNT nộp, dễ dàng hơn trong việc quản lý. Với tốc độ phát triển của khoa học

công nghệ điều này có ý nghĩa quan trọng trong chƣơng trình cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế.

Việc ứng dụng hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu thông tin bằng màn hình máy tính có cảm ứng cho phép NNT chủ động hơn trong việc tra cứu các thông tin về thuế, bao gồm cả thông tin chin và thông tin riêng về tình hình nộp thuế của từng NNT, tạo điều kiện cho NNT dễ dàng chủ động đối chiếu dữ liệu thu nộp thuế với cơ quan thuế một cách nhanh chóng. Đồng thời, hỗ trợ công tác khai hoá thông tin ngành Thuế, góp phần nâng cao sự hiểu biết, tính tuân thủ và chấp hành đúng các quy định về thuế của NNT.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế tại tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)