Việc áp dụng cơ chế TKTN thuế đã là vấn đề nổi bật trong quản lý thuế vào những năm đầu thập kỷ 90, khi hầu hết các nƣớc quyết định việc ban hành thuế giá trị gia tăng và đi luôn theo đó là thực hiện cơ chế TKTN thuế. Theo cơ chế này thì vai trò của NNT đƣợc nâng cao hơn hay nói cách khác cơ chế này luôn đề cao tính tuân thủ tự giác của NNT. Bên cạnh việc sử dụng các viện pháp cƣỡng chế, thanh tra thuế để quản lý tính tuân thủ của NNT, cơ quan thuế các nƣớc luôn coi trọng vai trò của công tác TTHT NNT là khâu đầu tiên và mang tính quyết định trong hệ thống biện pháp quản lý tính tuân thủ của NNT. Các cơ quan thuế đều sử dụng nhiều hình thức cung cấp dịch vụ TTHT cho NNT và đã có các biện pháp thực hiện khác nhau để quản lý tính tuân thủ của NNT.
Dƣới đây là hai kinh nghiệm quốc tế tốt về công tác TTHT để nâng cao tính tuân thủ cho NNT.
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Cục thu nội địa Singapore (IRAS)
Singapore là một quốc đảo của khu vực Đông Nam Á. Đây là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trƣớc khi giành độc lập cũng nhƣ nhiều quốc gia khác của Anh, Singapore chịu ảnh hƣởng của nhiều đặc điểm về quản lý tài chính theo cơ chế cũ nhƣ việc sử dụng tem hay việc duy trì cơ chế quản lý nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan thuế. Qua hơn 10 năm đổi mới, hệ thống quản lý thuế của Singapore là một trong những hệ thống hiện đại, hiệu quả với tốc độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Theo đó. IRAS luôn là cơ quan đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ TTHT của Singapore và luôn đƣợc NNT và cộng đồng đánh giá cao hoạt động của mình, Trong một cuộc điều tra thực hiện năm 2000, 95% NNT
là cá nhân, 83% là doanh nghiệp và 93% NNT hàng hoá, dịch vụ cho biết họ thực sự hài lòng với các dịch vụ của IRAS cung cấp.
Có đƣợc những kết quả này trƣớc hết chính là nhờ có chiến lƣợc cải tiến hoạt động của cơ quan thuế hƣớng đến NNT, tạo điều kiện cho họ có những hiểu biết về thuế và cung cấp các phƣơng tiện để NNT đơn giản hoá việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nƣớc. Bƣớc đi đầu tiên mà IRAS thực hiện là tăng cƣờng sử dụng các hình thức kê khai thuế không dùng giấy nhƣ kê khai qua hệ thống điện thoại và kê khai thuế điện tử. Bằng những nỗ lực trong việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ và tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá các hình thức kê khai mới đến năm 2000 có tới 1/3 NNT thực hiện kê khai thuế điện tử và số còn lại hầu hết đều kê khai qua hệ thống điện thoại.
Một việc quan trọng nữa mà IRAS đã làm là việc xây dựng hệ thống thông tin tích hợp để thực hiện công tác tƣ vấn, hỗ trợ NNT. Sản phẩm của hệ thống thông tin này là dịch vụ trả lời điện thoại tự động và dịch vụ tƣ vấn thuế một cửa. Theo đó, có tới 43% các vấn đề vƣớng mắc về thuế đƣợc giải quyết bằng dịch vụ trả lời điện thoại tự động và NNT có thể sử dụng dịch vụ “một cửa” để đƣợc giải đáp tất cả các vƣớng mắc về thuế từ các vƣớng mắc chính sách nói chung tới tất cả các vấn đề thông tin về nghĩa vụ thuế riêng của mình. Thông qua việc kết hợp cung cấp thông tin với cơ quan khác của Chính phủ, IRAS đang xây dựng chiến lƣợc phát triển với mục tiêu dài hạn là xoá mọi hình thức yêu cầu NNT phải kê khai thuế. IRAS cùng với cơ quan Chính phủ sẽ kiểm soát mọi trƣờng hợp đăng ký kinh doanh, kiểm soát các luồng tiền, thu nhập, từ đó xác định nghĩa vụ thuế cho ting NNT.
Chính nhờ những bƣớc cải tiến triệt để này, IRAS đã giúp cho NNT giảm đáng kể chi phí cho việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, từ đó xây dựng và củng cố lòng tin của lãnh đạo Nhà nƣớc cũng nhƣ ngƣời dân vào hoạt động quản lý của mình.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của cơ quan thuế Australia (ATO)
ATO là một trong những cơ quan hàng đầu trên thế giới trong việc quản lý và cung cấp dịch vụ TTHT cho NNT. Thông qua các biện pháp, chƣơng trình quản lý hiện đại, ATO đã tiếp cận với NNT qua nhiều con đƣờng, nhiều kênh thông tin để từ đó nắm bắt đƣợc những nhu cầu của NNT và thiết kế các sản phẩm thoả mãn cao nhất các nhu cầu chính đáng.
Một kinh nghiệm rất tốt của ATO trong công tác TTHT NNT là phân loại NNT và cung cấp các dịch vụ phù hợp cho họ. ATO đã thống kê và phân loại NNT thành các nhóm khác nhau với những đặc điểm riêng biệt, cụ thể:
- Nhóm NNT là cá nhân: cơ sở tính thuế thu nhập của họ chủ yếu là tiền lƣơng và các khoản lợi tức đầu tƣ, có tới 75% NNT là cá nhân kê khai qua các đại lý thuế.
- Nhóm NNT kinh doanh nhỏ lẻ: có thu nhập hàng năm dƣới 2 triệu USD, có 95% sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua các đại lý, trong quá trình kinh doanh có sử dụng nhiều tiền mặt và kèm trong ghi chép sổ sách kế toán.
- Nhóm NNT là doanh nghiệp có quy mô lớn: có thu nhập hàng năm trên 100 triệu USD, số lƣợng chỉ khoảng 1.400 doanh nghiệp nhƣng chiếm 52% tổng số thu thuế.
- Nhóm NNT là cá tổ chức phi lợi nhuận, bao gồm các tổ chức từ thiện, các tổ chức tôn giáo xã hội, các hiệp hội kinh doanh và các trƣờng tƣ thục hoạt động chủ yếu dựa trên các nguồn tài trợ.
- Các tổ chức phi chính phủ, bao gồm các cơ quan cấp liên bang, cấp bang và các cơ quan địa phƣơng.
Với mỗi nhóm NNT, ATO xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch tiếp cận riêng tuỳ thuộc vào yêu cầu và đặc điểm của từng giai đoạn. Trong cách tiếp cận với từng nhóm NNT của ATO có điểm đặc biệt là phƣơng thức tiếp cận với khu vực doanh nghiệp lớn. ATO đã phối hợp với các tổ chức có chức năng liên quan để xây dựng các chƣơng trình TTHT NNT lớn nhƣ: làm việc
với Uỷ ban tƣ vấn doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp lớn nhất trong các ngành công nghiệp; các hiệp hội tƣ vấn thuế chuyên nghiệp và các nhóm làm việc của Uỷ ban này về các chƣong trình lớn nhƣ tƣ vấn cho các doanh nghiệp…
Mục tiêu của chƣơng trình này nhằm hỗ trợ NNT trong việc phân tích rủi ro, dự báo số thu, tƣ vấn cho các doanh nghiệp các vấn đề phát sinh theo đặc thù cua doanh nghiệp tránh khả năng nộp phạt vì nộp thiếu và tạo điều kiện trong mối quan hệ tƣơng tác giữa ATO với nhóm đối tƣợng này. ATO đã cung cấp một loạt các sản phẩm cụ thể cho NNT nhƣ:
+ Cung cấp các tài liệu tuyên truyền và giải thích nghiệp vụ. Các tài liệu này bao gồm hƣớng dẫn về tờ khai thuế, các sổ tay tham khảo, các sổ tay tham khảo, các tài liệu hội thảo tập huấn…
+ Các văn bản giải thích bao gồm 2 loại: các văn bản hƣớng dẫn chung và các văn bản trả lời cụ thể. Cả 2 loại văn bản này đều là bộ phận cấu thành hệ thống văn bản pháp quy về thuế và đƣợc đƣa lên trang Web của ATO.
+ Thoả thuận trƣớc về giá: các giao dịch quốc tế chiếm tỷ trọng lớn, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn trong vấn đề phân bổ thu nhập và phân chia chi phí đối với các bên liên quan đối với giao dịch này ATO đã xây dựng chƣơng trình thoả thuận trƣớc về giá. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp lớn và cơ quan thuế cùng hợp tác để giải quyết vấn đề về giá chuyển nhƣợng cho các năm tính thuế trong tƣơng lai.
+ Mở rộng các tờ khai để xác định các lĩnh vực có rủi ro. Khu vực doanh nghiệp lớn ở Australia luôn đƣợc ATO theo dõi chặt chẽ từ khâu kê khai, nộp thuế để kiểm tra số thuế đã nộp. Việc này giúp cho ATO hỗ trợ kịp thời cho NNT vừa có quyết định đúng đắn khi lựa chọn đối tƣợng kiểm tra sau này.
Trên đây là một số kinh nghiệm về TTHT tiêu biểu, trong đó ở Việt Nam đã áp dụng một số kinh nghiệm. Tuy nhiên về kết quả đạt đƣợc chƣa nhƣ mong đợi của cơ quan thuế cũng nhƣ NNT.