BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
3.1.3. Các hình thức phổ biến để giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên:
sinh viên
Nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên là giáo dục cho sinh viên các phẩm chất đạo đức của nhân cách con người như lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, thái độ đối với lao động, lòng nhân ái bao dung và tinh thần cộng đồng. Nét tính cách đạo đức quan trọng nhất của con người đó là tính trung thực, đức khiêm tốn và lòng nhân ái vị tha. Con người có thể trở thành tài giỏi, nhưng chỉ thực sự được xem là thành đạt, hạnh phúc nếu có đạo đức, nhân cách và một lối sống lành mạnh.
Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học là một việc làm cần phải thực hiện đầu tiên và mang tính quyết định trong mục tiêu phát triển con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà
không có đức thì là người vô dụng”. Do đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
đạo đức và lối sống trong sinh viên cần phải được đẩy mạnh, phải có các giải pháp đồng bộ, kịp thời và liên tục mới đạt được hiệu quả cao.
3.1.3. Các hình thức phổ biến để giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lốisống cho sinh viên: sống cho sinh viên:
- Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua các hoạt động của nhà trường như tuyên truyền, vận động, học tập chủ trương, chính sách dưới nhiều dạng như: tổ chức sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên; nói chuyện chuyên đề; báo cáo chính trị, qua nêu gương điển hình người tốt việc tốt, tổ chức các cuộc vận động lớn như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”…
- Giáo dục đạo đức thông qua con đường giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên. Song song với việc tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng kỷ xảo thì sinh viên cũng nhận thức được các giá trị của cuộc sống, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình.
- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động giúp sinh viên mở rộng quan hệ với người khác, hiểu được những chuẩn mực xã hội để thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển những giá trị ấy thành những giá trị của chính bản thân mình.
- Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động thập thể như sinh hoạt lớp, đoàn, hội; các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các sinh hoạt công đồng như hoạt động tình nguyện, vệ sinh môi trường… nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, tính tập thể cho sinh viên, tạo nên nếp sống vui tươi, sôi nổi, tình đoàn kết nhân ái bao dung, lòng vị tha, yêu thương và giúp đỡ người khác.
- Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy. Mỗi người thầy phải là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học để sinh viên noi theo. Đó cũng là nội dung cuộc vận động mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện. Người thầy có chuẩn mực, có trong sáng, vô tư, có lòng tự trọng, đức khiêm tốn… thì mới trở thành tấm gương cho người học noi theo. Do đó, người thầy cũng phải tự hoàn thiện bản thân mình, ngoài việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, tư cách, tác phong và các ứng xử với xã hội.
Để tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh hiện nay, cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CBCC trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi người, trước hết là cho đội ngũ làm công tác QLSV, cán bộ giảng dạy và cán bộ hành chính của nhà trường là yếu tố tiền đề vô cùng quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện cho HSSV. Trong điều kiện hiện nay, HSSV đứng trước nhiều sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của các giá trị thực dụng thì rất dễ có sự lung lay về tư tưởng, dẫn đến nhiều hành vi đạo đức, lối sống không phù hợp. Do đó, cán bộ công chức nhà trường cần thường xuyên quan tâm, động viên, uốn nắn kịp thời sinh viên, đặc biệt là vai trò của cán bộ trực tiếp giảng dạy sinh viên - thường xuyên tiếp xúc với sinh viên và thông qua bài giảng để định hướng cho sinh viên về đạo đức, lối sống, tư tưởng, tác phong trong học tập, sinh hoạt và ý thức cộng đồng. Nhà trường không nên xem việc giáo dục đạo đức, lối sống là trách nhiệm chỉ riêng của các bộ phận chức năng (phòng CTCT - HSSV, trợ lý QLSV, ..), mà là trách nhiệm chung của những người làm công tác giáo dục. Nhà trường cần củng cố và phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao lập trường tư tưởng và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Thứ hai, xây dựng, tổ chức bộ máy thống nhất trong toàn trường để giáo
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Đây là biện pháp then chốt, là đòn bẩy quyết định hiệu quả chất lượng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho sinh viên. Bộ máy quản lý sẽ tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất các bộ phận liên quan đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu xã hội trong giai đoạn mới.
Phòng công tác quản lý HSSV phải là đơn vị đầu mối trong công tác này. Ngoài ra còn phải huy động mọi cơ quan đoàn thể khác như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các phòng ban liên quan, hệ thống TL QLSV ở các khoa… cùng phối hợp quản lý, giáo dục HSSV, xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý để tổ chức hoạt động thống nhất trong toàn trường.
Thứ ba, xây dựng hệ thống văn bản phủ kín các hoạt động của HSSV trong và ngoài trường.
Quan điểm nhất quán: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhà
trường quản lý HSSV bằng nội quy, quy chế”, nhà trường cần đẩy mạnh việc
xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nhằm phủ kín mọi hoạt động của HSSV. Tạo điều kiện để sinh viên được sống, học tập và rèn luyện dựa trên các nội quy, quy chế; thực hiện các hành vi trong khuôn khổ những điều sinh viên được làm và tránh phạm vào những điều cấm, những điều sinh viên không nên làm. Thông qua các cách thức tuyên truyền khác nhau như qua đường công văn thông báo, họp quán triệt, thông báo qua website, hệ thống phát thanh, bảng tin… các văn bản đó phải được đến tay sinh viên để sinh viên biết và thực hiện.
Hệ thống văn bản đó bao gồm: quy chế công tác HSSV, quy chế đào tạo, quy chế đánh giá điểm rèn luyện phẩm chất chính trị, lối sống, quy định xếp loại đạo đức, quy chế công tác ngoại trú và nội trú, quy định điểm thưởng, quy định về nề nếp, kỷ cương, nếp sống văn hóa, nội quy ký túc xá… Hệ thống văn bản đó phải thường xuyên được điều chỉnh để từng bước triển khai vào thực tế đời sống sinh viên, điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, thống nhất mọi hoạt động, là cơ sở cho một môi trường giáo dục lành mạnh, bền vững.
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp các lực lượng cùng tham gia công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan trong công tác HSSV cả trong và ngoài trường như công đoàn, đoàn thanh niên, chính quyền các cấp ở địa phương, gia đình… cùng góp tay vào việc giáo dục đạo đức, lối sống, uốn nắn tư tưởng cho sinh viên.
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để quán triệt sinh viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy chế, các văn bản pháp quy khác của nhà trường và địa phương. Tuyên truyền, vận động sinh viên không tham gia các tệ nạn xã hội, không vi phạm luật giao thông…
Như vậy, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh vân có một ý nghĩa quan trọng và là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhân cách con người. Quản lý và nâng cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đối với các nhà trường nói chung và Trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng. Cần phải tăng cường công tác này để sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, lối sống nào là văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa và sự phát triển của xã hội hiện nay để sinh viên vươn tới những giá trị đích thực, cao đẹp của mỗi con người. Mặt khác, cũng phải giúp sinh vân nhận thức rõ rằng cần thường xuyên, liên tục tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để không chỉ biết tiếp thu mà còn biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh hội nhập hiện nay, để “hòa nhập nhưng không hòa tan” những đặc sắc văn hóa và bản lĩnh người Việt.