Cách thức thực hiện việc tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong cong tác QLS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 69 - 70)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.5.3Cách thức thực hiện việc tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong cong tác QLS

đình, xã hội trong cong tác QLSV

Thứ nhất, nhà trường phải là đơn vị giữ vai trò chủ động nhất, tích cực phối hợp với các lực lượng quản lý, giáo dục các mặt khác nhau của sinh viên, biến việc quản lý sinh viên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà là của cả gia đình, của toàn xã hội, “xã hội hóa” công tác quản lý sinh viên.

Thứ hai, nhà trường phải chủ động phối hợp với công an, chính quyền các cấp ở địa phương xây dựng kênh thông tin để thường xuyên trao đổi với nhau, cập nhật thông tin về công tác quản lý sinh viên; xây dựng hệ thống nội quy, quy định tại địa bàn dân cư, ban hành và có cơ chế tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, quy định mới trong công tác QLSV, quản lý tạm trú đến sinh viên và bà con khối phố; xây dựng các tổ chức tự quản, các cụm dân phố “an toàn, văn minh”… Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý tạm trú; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của “cụm liên kết bảo đảm an ninh tổ quốc khu

vực giáp ranh Trường Đại học Hà Tĩnh” do Công an thành phố Hà Tĩnh, Trường Đại học Hà Tĩnh và chính quyền các phường giáp ranh nhà trường đang triển khai.

Thứ ba, xây dựng kênh thông tin giữa nhà trường với gia đình, giữa chủ trọ với gia đình… nhằm cập nhật thông tin của sinh viên thông báo cho các bên liên quan biết để cùng giáo dục, quản lý. Thường xuyên cung cấp cho gia đình kết quả học tập, rèn luyện theo từng học kỳ của sinh viên đến phụ huynh qua các kênh thông tin khác nhau như: gửi thư thông báo kết quả, gửi kết quả qua mạng internet…

Thứ tư, tích cực vận động các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp giúp đỡ sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bằng các nguồn học bổng, trợ cấp, tặng quà, tạo điều kiện về việc làm… nhằm giảm bớt khó khăn cho sinh viên.

Thứ năm, tạo mọi cơ chế để xem sinh viên như là công dân của địa phương tạm trú, chủ trọ coi sinh viên như là con trong gia đình, sinh viên coi khối phố như là quê hương mình. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giải quyết được hầu hết các khó khăn trong công tác quản lý sinh viên tạm trú như hiện nay.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 69 - 70)