Cách thức thực hiện công tác QLSV nhằm tăng cường hiệu quả quá trình tự học:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 55 - 60)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.2.3.Cách thức thực hiện công tác QLSV nhằm tăng cường hiệu quả quá trình tự học:

trình tự học:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền cho sinh viên thấy được vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, từ đó kích thích sinh viên vào các hoạt động tự học, tự nghiên cứu.

Hoạt động tự học chỉ có ý nghĩa khi sinh viên chủ động, tự giác học tập, tìm kiếm tri thức để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình bằng cách tự lập kế hoạch tự học, tự tìm tài liệu nghiên cứu, tự thực hiện kế hoạch, tự rút kinh nghiệm về tư duy, tự phê bình về tính cách và tự đánh giá kết quả học tập của bản thân

Tuy nhiên, không phải bất cứ sinh viên nào cũng nhận thức được ý nghĩa,vai trò, tầm quan trọng của việc tự học. Do đó, nhà trường cũng cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền để:

- Giúp sinh viên thấy được ý nghĩa của việc tự học nhằm bổ sung các kiến thức bổ trợ cho bài học mà với thời gian ít ỏi trên lớp giáo viên không thể trình bày hết cho sinh viên, sinh viên cũng không thể hiểu nội dung bài học nếu chỉ lĩnh hội từng ấy tri thức từ giáo viên.

- Giúp sinh viên hình dung được các nội dung mình cần chuẩn bị để có hoạt động tự học đạt hiệu quả. Cụ thể:

+ Người học phải quán triệt tinh thần “tự lực cánh sinh”, phải thay đổi nhận thức, thói quen và phương pháp học tập để thích ứng với hình thức đào tạo mới, chuyển từ việc học tập thụ động sang học tập kiến tạo.

+ Sinh viên phải lập kế hoạch cho việc tự học, tự nghiên cứu của mình: Học lúc nào? Học ở đâu? Học môn gì, phần nào trước, phần nào sau? Học với ai? Học như thế nào?... Cần rèn luyện được phương pháp học ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Người học phải rèn luyện được sự tập trung tư tưởng cao độ khi học tập, nghiên cứu, không chịu sự tác động của các yếu tố gây nhiễu xung quanh. Phải rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng nghiên cứu tài liệ, phải học cách hệ thống hóa các kiến thức đã học từ trên lớp kết hợp với kiến thức đã học thông qua cách lập các sơ đồ về mối quan hệ giữa các kiến thức, lập các bảng so sánh, các bảng tổng hợp các nội dung đã học...

+ Để tạo được niềm vui, hứng thú người học nên bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ xa đến gần, từ cụ thể đến khái quát, trừu tượng. Học cần kết hợp với giải trí và nghỉ ngơi đúng lúc: nghe nhạc, đi bộ, trò chuyện với bạn bè... là những hình thức nghỉ ngơi thư giãn rất tốt…

Thứ hai, cần tạo cho sinh viên môi trường học tập, sinh hoạt văn minh, lành mạnh.

Môi trường có ý nghĩa rất lớn đến việc hình thành, bồi dưỡng nhân cách của con người, bởi “con người là tổng hòa các mối quan hệ tự nhiên và xã

hội” . Tục ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” để chỉ những ảnh

hưởng của môi trường xung quanh tác động đến nhân cách con người. Do đó, cần phải chú trọng việc xây dựng một môi trường thật sự văn minh, lành mạnh để sinh viên yên tâm học tập, rèn luyện, cống hiến.

Thứ ba, cần tăng cường các hoạt động học tập theo nhóm:

- Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của sinh viên. Các sinh viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Sinh viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác.

- Học nhóm có các tác dụng sau:

+ Xây dựng tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể và ý thức công đồng. + Cân bằng tâm lý, khả năng hồ nhập, kỹ năng giao tiếp.

+ Nâng cao thành tích học tập của các thành viên trong nhóm. - Thành lập nhóm được dựa trên các yếu tố cơ bản sau:

+ Cùng mục đích: những người tham gia vào nhóm để cùng làm một công việc nào đó. Đây là nền tảng để họ hiểu biết lẫn nhau và từ đó chia sẻ lẫn nhau. Sự chia sẻ này sẽ kéo dài khi công việc đó vẫn còn tiếp diễn.

+ Sự đồng thuận: các thành viên trong nhóm đều hướng đến sự thành công của công việc mà họ đang theo đuổi.

+ Chia sẻ thông tin: muốn nhóm hoàn thành nhiệm vụ, hay tổ chức của mình thành công, thì khả năng thu nhận thông tin từ đồng nghiệp và chia sẻ thông tin của mình đến đồng nghiệp là rất cần thiết. Không nên xem việc giữ bí mật thông tin để làm “của để giành” như là một sự vượt trội của riêng mình.

+ Tôn trọng và trợ giúp: mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến các ý tưởng thành hiện thực.

- Để học nhóm có hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải có các kỹ năng cơ bản sau:

+ Lắng nghe: Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.

+ Thảo luận: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi trong thảo luận, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.

+ Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra, đồng thời mỗi thanh viên tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

+ Tạo lập ý tưởng: Việc tạo lập ý tưởng tốt sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của nhóm.

Thứ tư, đối với giáo viên, cần đặt sinh viên luôn trong trạng thái “có vấn đề” để sinh viên phải tìm tòi cách giải quyết vấn đề. Việc giải quyết vấn đề là một quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho sinh viên các nội dung tự học, tự nghiên cứu, yêu cầu sinh viên phải tự hoàn thành trước và sau giờ lên lớp. Giáo viên gia hạn thời gian thực hiện nhiệm vụ tự học và yêu cầu sinh viên nộp sản phẩm cụ thể. Giáo viên cần có những khuyến khích, động viên cũng như cần thiết phải gây áp lực đúng lúc, đúng chỗ để đốc thúc quá trình tự học của sinh viên, phát huy tính tự giác học tập của sinh viên.

Giáo viên quản lý hoạt động tự học của sinh viên thông qua nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau: trả lời câu hỏi, thực hiện bài tập, kiểm tra bài cũ, viết báo cáo trước khi tiến hành bài mới, viết thu hoạch sau khi học trên lớp, giao bài tập về nhà, xemine theo từng đơn vị kiến thức, trình bày thuyết trình, trắc nghiệm, tự luận… theo định kỳ hay đột xuất. Tăng cường cho sinh viên làm bài tập lớn, tiểu luận, khóa luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi tiến hành giảng dạy, giáo viên cần công bố lịch trình, chương trình dạy học của môn học để giúp sinh viên dễ dàng định hướng trong quá trình tự học. Đặc biệt, việc giáo viên công bố công khai trước đề cương chi tiết môn học sẽ giúp sinh viên chủ động trong việc phân bổ thời gian và sắp xếp nội dung tự học.

Song song với việc công bố chương trình dạy học, giáo viên cần giới thiệu nguồn tài liệu liên quan đến nội dung môn học, đặc biệt là liên quan đến nội dung tự học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giúp sinh viên thấy được sự cần thiết của việc tham khảo tài liệu, hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm, khai thác các nguồn tài liệu cũng như phương pháp nghiên cứu tài liệu một cách hiệu quả.

Thứ năm, cần tăng cường các sinh hoạt học thuật trong sinh viên theo chuyên ngành hoặc theo các chủ đề.

Việc tổ chức các sinh hoạt, câu lạc bộ học thuật do các khoa, các tổ bộ môn tiến hành. Trước khi tổ chức, đơn vị tổ chức cần thông báo rộng rãi qua các phương triện thông tin về mục đích, nội dung, hình thức, thể lệ, yêu cầu cũng như quyền và lợi ích của người tham gia. Việc thông báo đến tổ chức cần phải có thời gian để sinh viên tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin, bắt tay nghiên cứu, tìm tòi. Nội dung của hoạt động cần gắn chặt hoặc bổ trợ trực tiếp cho nội dung sinh viên đang học…

Các sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ học thuật có thể tổ chức theo các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước; các câu lạc bộ thường kỳ tổ chức theo chuyên môn của các khoa như CLB bóng đá, CLB bóng chuyền, CLB bóng bàn (Khoa Thể dục), CLB báo cáo viên (Khoa GD Chính trị), CLB tiếng Anh, CLB tiếng Việt (Khoa Ngoại ngữ), CLB Văn học dân gian (Khoa Ngữ văn)…

Tự học là một hoạt động tất yếu của sinh viên, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Tự học là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hoá của nhân loại, là một phương pháp học tập đúng đắn cần được phát huy không chỉ trong các nhà trường mà còn rất cần thiết trong cả cuộc đời của mỗi con người.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 55 - 60)