TRƯỜNG ĐẠIHỌC HÀ TĨNH
2.2.2 Công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
2.2.2.1 Những thuận lợi của công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Hà Tĩnh
Sau hơn hai năm triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, những ưu điểm của phương thức đào tạo này đã dần được hé mở và phát huy tác dụng ở trường Đại học Hà Tĩnh, phương thức đào tạo tiên tiến này từng bước đã thay thế dần phương thức đào tạo truyền thống.
Nhờ có sự đồng thuận trong Đảng ủy, Ban Giám hiệu, trong cán bộ công chức và HSSV, trường đã có sự chuẩn bị chu đáo về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức, trang thiết bị....nên quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh,
không gây quá nhiều xáo trộn trong SV. Công tác tuyên truyền, tổ chức cũng diễn ra khá thuận lợi. Đó là yếu tố quan trọng để nhà trường tiếp tục ổn định, thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Cán bộ và sinh viên cũng như xã hội đã nhận thấy được ưu điểm của phương thức đào tạo mới và đã đồng thuận với chủ trương của nhà trường, cùng nhà trường quyết tâm thực hiện mọi nhiệm vụ.
2.2.2.2. Những khó khăn đối với công tác QLSV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Hà Tĩnh
Thứ nhất, việc chuyển đổi quy trình tổ chức đào tạo từ đào tạo theo niên
chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ kéo theo sự thay đổi của hàng loạt vấn đề liên quan đến công tác HSSV, làm cho mô hình quản lý truyền thống không còn phát huy hiệu quả, trong khi đó mô hình mới chưa được ra đời, do đó tạo một khoảng trống lớn trong công tác QLSV khiến người quản lý lúng túng, SV bị động.
Trong học chế tín chỉ luôn tồn tại hai dạng lớp: lớp SV (hay còn gọi là lớp học phần) và lớp tín chỉ.
Lớp SV là lớp được tổ chức theo khoa, khóa đào tạo hay theo ngành đào tạo , ổn định từ đầu đến cuối khóa học nhằm duy trì các hoạt động đoàn thể, các phong trào thi đua, các hoạt động chính trị xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và quản lý SV trong quá trình học tập, rèn luyện.
Lớp SV được tổ chức theo quy chế công tác HSSV, chịu sự quản lý của phòng công tác chính trị HSSV, các khoa chủ quản và trợ lý QLSV. Tổ chức hoạt động của lớp SV, vai trò và trách nhiệm của Trợ lý quản lý HSSV được quy định trong quy chế công tác HSSV.
Lớp học phần là lớp của sinh viên cùng đăng kí một học phần, có cùng thời khóa biểu trong cùng một học kì, do giảng viên phụ trách học phần theo dõi. Số lượng SV của một lớp học phần phụ thuộc vào sức chứa của phòng học và yêu cầu đặc thù của học phần.
Tuy tồn tại hai dạng lớp học nhưng trên thực tế, việc vận hành theo lớp tín chỉ là chủ yếu vì nó gắn liền với quá trình học tập của SV. Lớp SV rất ít được sinh hoạt (thường thì mỗi tháng 1 đến 2 lần) do đó, mọi chủ trương, chính sách ít được cập nhật trong SV, SV khó có thể tập hợp đông đủ để triển khai và giải quyết các vấn đề chung. Đơn vị cơ sở để tổ chức mọi hoạt động, mọi phong trào, thực thi mọi chính sách trong công tác QLSV theo truyền thống gần như không còn phát huy tác dụng. Mọi hoạt động diễn ra trong lớp tín chỉ - nơi SV liên kết với nhau rất lỏng lẻo, SV dành nhiều thời gian hơn cho học tập, nghiên cứu và ít chú ý tới hoạt động cộng đồng, ít chú ý tới công tác xã hội...Sự cá thể hóa cao độ quá trình học tập sẽ dẫn đến những khó khăn trong tổ chức các hoạt động tập thể và các phong trào chung, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng sẽ giảm sút đáng kể. Vì mỗi SV có một thời khóa biểu, có một lịch học khác nhau nên chế độ thông tin liên lạc, mọi chủ trương, chính sách, mọi hoạt động của SV rất khó tổ chức.
Khi chuyển sang mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ, người học vẫn có thể gặp những khó khăn nhất định. Lúc này, giảng viên hướng dẫn SV cách học, tăng cường hơn quyền chủ động của SV trong học tập, nghiên cứu, cũng như phải biết cách và khai thác tối đa nguồn tài liệu, cũng như những ứng dụng CNTT và truyền thông của nhà trường. Mặt khác, đa phần SV từ phổ thông mới lên, lâu nay được thầy cô “nắm tay chỉ việc” từng bước một, bây giờ phải tự quyết định việc học nên cũng hết sức lúng túng, vẫn quen với hình thức đọc, chép từ thời phổ thông nên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu phải tự nghiên cứu tài liệu. Chưa kể đến khi được thả nổi tới 2/3 thời gian học, liệu SV
có nghiêm túc tự học hay không.
Thứ hai, nhà trường chưa có kinh nghiệm về đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
trong khi đó quán tính về đào tạo theo niên chế còn khá lớn. Công tác quản lý SV cũng chưa có những đột phá nhằm đáp ứng với tình hình mới. Tư tưởng, nhận thức về đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số cán bộ, SV còn thiếu đầy đủ, đúng đắn; việc tổ chức giảng dạy, học tập còn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Về phía người dạy: Còn nhiều giảng viên chưa có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy. Vì thế, còn bị áp lực của khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho SV. Khâu tổ chức cho SV tự học, tự nghiên cứu còn ít được quan tâm.
- Về phía người học: Cũng còn học như ở phổ thông, chưa có sự tích cực, chủ động trong học tập nên có cảm giác như việc học nhẹ nhàng hơn. Chưa phải chịu áp lực về tự học, tự nghiên cứu từ phía người dạy...
Do đó, kết quả học tập của SV còn thấp mà nguyên nhân có thể từ nhiều phía: người dạy, người học, tổ chức – quản lý quá trình đào tạo, tổ chức QLSV trên lớp, ngoài giờ học...Đòi hỏi công tác chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền trong cán bộ công chức và HSSV phải đi trước một bước và cần được đẩy mạnh.
Thứ ba, việc tổ chức đào tạo theo phương thức mới đã kéo theo sự “phình
to” số lớp lên rất nhiều lần. Nếu như trước đây, mỗi SV chỉ được biên chế trong một lớp SV thì hiện nay, mỗi SV hàng năm có thể được biên chế trong vài chục lớp tín chỉ.
Mặt khác, với số lượng lớn SV có nhu cầu trải đều trên tất cả các phương diện của công tác hỗ trợ SV có thể dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở vật chất phục vụ....Do được chủ động về thời gian, số lượng SV có nhu cầu tham gia các
họa động phong trào trở nên tăng đột biến trong khi độ đồng nhất trong thành viên về thời gian tham gia lại rất thấp làm công tác tổ chức, quản lý trở nên khó khăn, lỏng lẻo khác hẳn với hình thức tổ chức trước là đơn vị cơ sở của các tổ chức chính trị xã hội gắn với lớp học.
Thứ tư, khó khăn do số lượng HSSV tăng nhanh, kéo theo nhiều bất cập:
Trong những năm qua, cùng với việc mở rộng một số mã ngành đào tạo mới, số lượng HSSV và học viên nhà trường tiếp tục tăng liên tục.
Bảng số lượng SV và HV trong các năm 2008, 2010, 2011 tại Trường Đại học Hà Tĩnh.
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên theo các năm
Năm Số HSSV
2008 5.376
2010 7.421
2011 8.435
(Số liệu do Phòng Công tác Sinh viên cung cấp)
Số lượng SV tăng nhanh là một điều tốt đẹp. Song, vì cơ sở vật chất, đội ngũ, phương tiện...của nhà trường còn hạn chế nên gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý, cụ thể:
- Khó khăn về chỗ ở cho SV
Hiện nay, nhà trường mới chỉ có 02 khu KTX với sức chứa 600 sinh viên, đáp ứng được hơn 7% số SV vào nội trú. Hơn 92% số SV còn lại phải ở ngoại trú tại các khu vực xung quanh.
Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Hà Tĩnh cuồi năm 2010, có khoảng 50% số phòng trọ trên địa bàn không an toàn, không đảm bảo vệ sinh,
gần 4% số phòng trọ không có chủ trực tiếp quản lý...Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên tạm trú, nhiều SV không an tâm để học tập, rèn luyện.
Mặt khác, vì số lượng SV nhiều nhưng số phòng trọ có hạn nên các chủ trọ thường xuyên ép giá, tự ý nâng giá thuê nhà lên cao khiến nhiều SV khồng có điều kiện để thuê nhà trọ có chất lượng. Chất lượng của các phòng trọ thuê vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, giá cả không tuân theo một quy định nào. Một số chủ trọ chỉ chú trọng đến mục đích kinh doanh, thiếu quan tâm đến chất lượng phòng trọ. Do đó quyền lợi và đời sống SV không được đảm bảo. Trong khi đó, chất lượng phòng trọ, chất lượng cuộc sống ngoài giờ lên lớp của SV có ý nghĩa rất lớn đến thời gian, quá trình và kết quả học tập của SV vì theo quy định, để chuẩn bị cho 1 tiết lên lớp, SV phải bỏ ra ít nhất 2 giờ làm việc ở ngoài lớp.
- Trong điều kiện SV đông, nội dung công việc nhiều nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác QLSV ở các khoa còn thiếu kinh nghiệm, sự phối hợp công việc giữa trợ lý QLSV, trợ lý đào tạo, cán bộ văn phòng, bí thư liên chi đoàn, liên chi hội trưởng SV chưa đồng bộ, chính sách đãi ngộ chưa cao nên đội ngũ SV chưa toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ.
Những năm gần đây, nhà trường mở thêm nhiều mã ngành, nhiều hình thức đào tạo nên số lượng SV nhanh chóng tăng lên, đối tượng, thành phần SV cũng rắt phong phú...Do đó các nội dung liên quan công tác QLSV ngày càng tăng lên, mỗi cán bộ QLSV sẽ phải nắm rất nhiều đầu việc liên quan đến công tác của mình, trong khi năng lực và trình độ của đội ngũ có hạn...Mặt khác, sự phân công công việc còn thiếu đồng đều (khoa ít SV cũng một trợ lý, khoa đông SV cũng có một trợ lý), điều này gây khó khăn cho khoa có SV đông vì sẽ không đủ thời gian để giải quyết hết công việc.
Ngoài ra, số lượng SV đông cũng gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nếp sống văn hóa trong học đường, khó khăn trong việc bố trí phong học và sử dụng thiết bị dạy học.
- Khó khăn do tình hình ANTT có nhiều biểu hiện phức tạp Nhiều hiện tượng phức tạp trong SV xuất hiện:
+ Một số SV sống thực dụng, ăn chơi đua đòi, buông thả, sống ỉ lại, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Đây là những SV chỉ biết đòi quyền lợi để hưởng thụ mà không nghĩ đến trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, không nhận thức được mục đích sống của mình dẫn đến sa vào lô đề, nghiện game, ma túy và các TNXH.
+ Một bộ phận SV bàng quan với tình hình chính trị của đất nước, không quan tâm đến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, ngại tham gia các hoạt động xã hội, ngại sinh hoạt đoàn thể, thờ ơ với các phong trào, các hoạt động nhà trường.
+ Một bộ phận SV không chú ý đến các giá trị của văn hóa truyền thống mà chạy theo những ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài, có xu hướng sính ngoại, thích bạo lực, quá coi trọng giá trị đồng tiền, thậm chí sa vào lối sống trụy lạc.
+ Một bộ phận SV do lập trường chính trị không kiên định nên dễ bị kẻ xấu kích động, xúi giục, dẫn đến không tuân thủ hoặc đi ngược lại với các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, thậm chí có nhiều hành động quá khích, gây chia rẽ, hoang mang trong SV.
Các hiện tượng như trộm cắp, uống rượu bê tha, cắm quán, vay nặng lãi, sử dụng các ấn phẩm đồi trụy....vẫn còn xuất hiện.
Bảng 2.2: Tình hình sinh viên vi phạm kỷ luật trong một số năm gần đây
Họckỳ/năm
Nội dung vi phạm
NSVH Đánh đề Luật GT Trộm cắp Quy chế thi Khác
Học kỳ 1/08-09 23 2 1 0 27 23
Học kỳ 2/08-09 9 3 2 5 23 4
Học kỳ1/09-010 38 5 3 2 2 13
Học kỳ 2/09-010 56 11 9 7 29 38
(Số liệu do Phòng Công tác Sinh viên cung cấp)
2.2.2.3. Chủ trương của Trường Đại học Hà Tĩnh về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục Đào tạo, từ năm học 2009 - 2010, Trường Đại học Hà Tĩnh đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số môn học như Ngoại ngữ, Tâm lý - Giáo dục và Lí luận chính trị. Sau một học kỳ thực hiện phương thức đào tạo mới, ngày 29 tháng 3 năm 2010 Trường đã tổ chức Hội thảo “Phương pháp dạy - học theo học chế tín chỉ” nhằm trao đổi mô hình đào tạo mới cho toàn thể cán bộ giáo viên và sinh viên toàn trường, nâng cao hiệu quả dạy - học đồng thời tìm ra các giải pháp để việc áp dụng phương thức đào tạo mới ở Trường Đại học Hà Tĩnh đạt hiệu quả cao nhất. Nhà trường triển khai thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho tất cả các ngành từ năm học 2010 - 2011
2.2.2.4.Thực trạng công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Đại học Hà Tĩnh.
Khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, Đại học Hà Tĩnh đã tiến hành một số biện pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của công tác quản lý sinh viên:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
Nhận thấy đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đào tạo mới, nhiều cán bộ, công chức và học sinh, sinh viên chưa nắm bắt hết nội dung, chưa thấm nhuần chủ trương của các cấp về đạo tạo theo hệ thống tín chỉ. Do đó nhà trường bước đầu đã tiến hành thực hiện việc tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bảng tin, công văn, website trường, qua các buổi họp, sinh hoạt tập thể,....
Thứ hai: Ban hành các văn bản liên quan đến công tác QLSV theo hệ
thống tín chỉ.
Thời gian qua, nhà trường đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ như: công văn của Hiệu trưởng nhà trường thể chế hóa quy chế 43/2007 về đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành “Sổ tay sinh viên”, các văn bản hướng dẫn về đăng kí học, về tổ chức sinh hoạt lớp, về tổ chức phong trào đoàn đội, về tổ chức thi và kiểm tra...
Bổ sung, điều chỉnh một số văn bản cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ ba: Tăng cường nề nếp họp, giao ban về công tác QLSV:
- Thường xuyên tiến hành giao ban công tác HSSV hàng tuần. Qua giao ban, nhà trường quán chuyển các chủ trương, chính sách mới liên quan đến HSSV; triển khai các nội dung công tác ngắn hạn và dài hạn, nắm bắt tình hình và đưa ra các giải pháp trong công tác QLSV, thực hiện các chế độ chính sách trong giáo dục, giúp đỡ, động viên những SV có hoàn cảnh khó khăn, học kém, phát hiện để giáo dục, uốn nắn kịp thời những SV có các biểu hiện lệch lạc, xử lý nghiêm túc các hiện tượng vi phạm nội quy, quy chế.
- Họp lớp trưởng các lớp SV theo định kì để triển khai các chủ trương, chính sách, các nội dung hoạt động của SV, lắng nghe những phản ánh của SV nhằm điều chỉnh các hoạt động, có biện pháp để quản lý và giúp đỡ SV kịp thời.
Thứ tư: Tăng cường các biện pháp QLSV trong giờ học như nề nếp điểm
danh các buổi học, tiết học, tăng cường các biện pháp hỗ trợ SV trong hoạt động thảo luận.
Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về nề nếp, kỷ cương, nếp sống văn hóa trong SV. Xây dựng tác phong, nếp sống văn hóa trong nhà trường từ trang phục, phù hiệu, cung cách làm việc, cách thức ứng xử trong cuộc sống.