Công tác QLSV trong thời gian chưa đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 27 - 33)

TRƯỜNG ĐẠIHỌC HÀ TĨNH

2.2.1.Công tác QLSV trong thời gian chưa đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Song song với sự phát triển kinh tế, xã hội, cơ chế thị trường cũng từng bước thay thế cơ chế quan liêu bao cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nhanh chóng tác động vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chi phối trực tiếp đời sống sinh viên trên nhiều phương diện. Đổi mới cơ chế công tác QLSV vì thế trở thành bức thiết đối với ngành giáo dục đào tạo nói chung và đối với trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng.

Số lượng tuyển sinh vào trường mỗi năm tăng đáng kể. Các nghành nghề của trường ngày càng được mở rộng. Các mâu thuẫn nội tại trong quá trình phát triển xuất hiện như: cơ sở vất chất hiện có bất cập với quy mô, số lượng và yêu cầu nâng cao chất lượng; cơ chế quản lý cũ với quy trình đào tạo mới. Mặt khác, các hiện tượng xấu ngoài xã hội bắt đầu len lỏi vào đời sống học đường, gây ra nhiều khó khăn trong công tác QLSV: nhiều sinh viên thiếu bản lĩnh, thiếu ý thức tự giác trong rèn luyện, tu dưỡng, lại thiếu sự quan tâm kịp thời của các tổ chức, đoàn thể… nên đã sa ngã, vi phạm kỷ luật, thậm chí bị buộc thôi học…

Mặt khác, số lượng sinh viên tăng lên kéo theo sự bất cập về chỗ ở. Khoảng 80% sinh viên phải tạm trú tại các khu vực dân cư quanh trường. Thống kê nhiều năm liền cho thấy, số sinh viên liên quan đến tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý, gây rơi trật tự, uống rượu bê tha, liên quan đến TNXH, v.v... đều tập

trung hầu hết ở sinh viên ngoại trú.

Nhận thức được thực tại đó, Trường Đại học Hà Tĩnh đã tiến hành đổi mới hệ thống tổ chức QLSV:

Thứ nhất, phòng QLSV có các nhiệm vụ chính:

- Tổ chức tiếp nhận HSSV trúng tuyển vào trường. Sắp xếp bố trí HSSV vào các lớp theo đúng ngành nghề được tuyển chọn, chỉ định Ban đại diện lớp HSSV. Xử lý những trường hợp HSSV không đủ điều kiện và các thủ tục, hồ sơ vào trường. Tiến hành làm thẻ HSSV, thẻ ký túc xá, thẻ thư viện cho HSSV.

- Tổ chức khám sức khoẻ cho HSSV mới vào trường, khám sức khoẻ định kỳ cho HSSV. Triển khai công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn thân thể cho HSSV, phối hợp với các cơ quan bảo hiểm, các phòng ban có liên quan giải quyết các trường hợp HSSV bị ốm đau, tai nạn, rủi ro.

Phối hợp với các phòng ban, tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân HSSV" vào đầu mỗi năm học cho HSSV với nội dung sau: Phổ biến tình hình trong nước và quốc tế, các chính sách và chế độ của Nhà nước đối với HSSV (học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, nghĩa vụ quân sự trong thời bình, về an ninh, trật tự trị an…), các quy chế, nội quy, các thông tư, chỉ thị liên quan đến HSSV, các kiến thức pháp luật thường thức, các vấn đề thời đại: môi trường, dân số,...

- Phối hợp với các khoa tiến hành phân loại xếp hạng HSSV theo từng học kỳ, năm học, giai đoạn và kết thúc khó học theo quy chế hiện hành làm căn cứ để thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và học phí cho HSSV. Kiến nghị biểu duơng khen thưởng tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Kiến nghị các hình thức kỷ luật đối với những HSSV vi phạm quy chế, nội quy. giải quyết các thủ tục hành chính, chuyển các học sinh, sinh viên bị thi hành kỷ luật ở mức đình chỉ học tập, buộc thôi học về địa phương.

kết quả điểm tuyển sinh hoặc kết quả phân loại, xếp hạng, căn cứ đơn xin cấp học bổng, hoặc trợ cấp xã hội, xin miễn giảm học phí. Đôn đốc việc thu học phí và kiến nghị xử lý những HSSV không đóng học phí đầy đủ theo qui định.

- Tổ chức kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, môn học, học kỳ, lên lớp, thi tốt nghiệp cho các lớp, khó học

- Phối hợp với phòng đào tạo và các khoa, phòng, ban liên quan tổ chức cho HSSV tham gia thi HSSV giỏi, nghiên cứu khoa học, xét cấp học bổng khuyển khích tài năng cho những HSSV xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Bố trí chỗ ở cho HSSV trong KTX, kiểm tra HSSV trong việc chấp hành quy chế nội tru, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên và các phòng ban tổ chức và tạo điều kiện cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, các câu lạc bộ sở thích và các hoạt động giải trí lạnh mạnh khác. Định kỳ tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với HSSV, làm đầu mối giải quyết và trả lời khiếu nại của HSSV.

- Cùng với Phòng Bảo vệ và Ban Quản lý ký túc xá, chủ động phối hợp với chính quyền ở phường (xã) nới trường đúng trong việc giữ gìn trật tự an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trong quan hệ giữa HSSV của trường với trường khác và với nhân dân địa phương nơi trường đúng. Phối hợp xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ việc vi phạm qui tắc bảo vệ trật tự trị an.

- Phối hợp với các phòng, ban có liên quan qiải quyết các thủ tục hành chính cho HSSV chuyển trường, chuyển ngành học; tổ chức cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp và các hồ sơ giấy tờ khác cho HSSV tốt nghiệp.

- Tiến hành giới thiệu và tìm việc cho HSSV sau khi tốt nghiệp và cho những HSSV nghèo ngay trong quá trình học tập.

Thứ hai, hình thành hệ thống TL QLSV ở tất cả các khoa, mỗi khoa có 1 cán bộ chuyên trách QLSV (thay vì mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm). Đây là khâu đột phá đầu tiên trong quá trình đổi mới công tác HSSV của trường. Từ đó các hình thức quản lý mới từng bước hình thành, thay thế các hình thức quản lý cũ theo kiểu “chăn dắt” đã lỗi thời.

TL QLSV làm việc theo chế độ hành chính do trưởng khoa trực tiếp quản lý và chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn của Phòng CTCT HSSV.

TL QLSV có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Giúp trưởng khoa xây dựng kế hoạch công tác HSSV trong từng năm học và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo theo quy định của nhà trường.

- Cập nhật thông tin, các chủ trương công tác HSSV của khoa, của nhà trường và cấp trên để phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả trong sinh viên.

- Tổ chức tiếp nhận HSSV trúng tuyển vào khoa sau khi đã hoàn thành các thủ tục. Hướng dẫn khai hồ sơ, lập danh bạ để lưu giữ và quản lý lâu dài.

- Nghiên cứu hồ sơ, đề xuất cử ban cán sự các lớp năm thứ nhất và tổ chức hướng dẫn các lớp HSSV đại hội, kiểm điểm, xác định nhiệm vụ và bầu ban cán sự lớp vào đầu mỗi năm học. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho hệ thống cán bộ các lớp HSSV.

- Phối hợp với trợ lý đào tạo, văn phòng khoa và các đoàn thể tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, công tác văn hoá văn nghệ, thể thao và phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Hướng dẫn sinh viên nhận thức đầy đủ về "Quyền và nghĩa vụ HSSV". tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế, nội quy, quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.

- Nắm vững diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng và các vụ việc trong HSSV để báo cáo kịp thời cho Khoa, Nhà trường (qua phòng CTCT HSSV) đề xuất biện pháp giải quyết. Tích cực góp phần xây dựng môi trường chính trị, văn hoá lành mạnh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định trong khoa và nhà trường.

- Giúp trưởng khoa tổ chức, duy trì có hiệu quả phong trào HSSV thi đua học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp; nắm chính xác số lượng, chất lượng, đối tượng HSSV đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý, chỉ đạo, thống kê báo cáo và nhận xét đánh giá HSSV sau mỗi học kỳ, năm học, khó học.

- Lập hồ sơ đề xuất Hội đồng khen thưởng khoa, nhà trường biểu dương, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Đồng thời kiến nghị xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với các trường hợp phạm pháp hoặc vi phạm nội quy, quy chế.

- Thường xuyên trau dồi tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị. Tích cực học tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác chuyên môn. Nắm vững và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và nội quy, quy định của Nhà trường. Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ khi được nhà trường điều động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công tác sinh viên. Quan điểm của lãnh đạo Trường Đại học Hà Tĩnh là “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà trường quản lý HSSV bằng nội quy, quy chế”. Quy chế, các quy định của trường thể chế có sức mạnh và có vị trí đặc biệt quan trọng, nó điều chỉnh mọi hành vi của HSSV, thống nhất mọi hoạt động, là cơ sở cho một môi trường giáo dục lành mạnh,bền vững. Nếu không có sự ràng buộc đó, HSSV rất dễ phát sinh tư tưởng tự do, vô kỷ luật và nhanh chóng sẽ sa ngã bởi mặt trái của cơ chế thị trường.

Thứ tư, tìm tòi, thử nghiệm nhiều biện pháp, mô hình QLSV tạm trú phù hợp với tình hình mới:

Ban hành quy chế quản lý HSSV ngoại trú. Từ đó, công tác quản lý HSSV tạm trú không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của UBND các cấp, các ban ngành (trong đó có công an), các khối dân cư và gia đình chủ trọ.

Công tác QLSV thời kỳ này đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tình hình an ninh trật tự nhà trường được giữ vững, phong trào sinh viên có nhiều bước phát triển vượt bậc, các quy trình trong công tác QLSV tương đối bài bản.

Tuy nhiên, do có sự khác nhau rất lớn về quy trình quản lý sinh viên giữa đào tạo theo học chế niên chế và đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nên mô hình quản lý cũ không còn phù hợp với thực tế của nhà trường. Công tác HSSV nói chung và công tác quản lý sinh viên nói riêng đứng trước một yêu cầu mới: phải tiếp tục cải tiến, tìm một hướng đi mới nhằm đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 27 - 33)