Cách thức thực hiện công tác quản lý SV ngoại trú Thứ nhất, tăng cường hoạt động tự quản của sinh viên.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 65 - 67)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.4.3Cách thức thực hiện công tác quản lý SV ngoại trú Thứ nhất, tăng cường hoạt động tự quản của sinh viên.

Thứ nhất, tăng cường hoạt động tự quản của sinh viên.

Việc đầu tiên là xây dựng phong trào “3 tự chủ” trong sinh viên tạm trú, gồm có các mặt: tự quản lý, tự giáo dục, tự phục vụ. Tạo cho sinh viên tính chủ động, độc lập, ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm đối với bản thân mình.

Từng bước xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng mô hình hoạt động của Tổ

tự quản ra các khối phố có sinh viên tạm trú.

Tổ tự quản được xây dựng trên cơ sở tập hợp các sinh viên có cùng địa bàn tạm trú, mỗi tổ khoảng 50 đến 80 sinh viên nhằm tổ chức các hoạt động tự quản ở khối phố. Mỗi tổ tự quản có 1 sinh viên làm trưởng, 2 đến 5 sinh viên làm tổ phó (tùy vào số lượng sinh viên trong tổ). Tổ tự quản hoạt động trên các nội dung sau:

- Định kỳ hàng tháng tổ chức sinh hoạt, gặp gỡ nhau để cùng trao đổi, động viên, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tổ chức thực hiện thống nhất mọi phong trào sinh viên tại khối phố. - Phối hợp với ban cán sự khối, cảnh sát khu vực, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh, bảo vệ sự bình yên cho khối phố.

- Huy động toàn thể sinh viên tham gia các hoạt động của khối phố như: hoạt động văn nghệ, thể thao, phát động các phong trào tự học, tổ chức vệ sinh phong quang khối phố, xây dựng môi trường ngoại trú văn hóa…

Tổ tự quản là hình thức tổ chức của sinh viên, nhưng phải đặt dước sự giám sát, chỉ đạo và điều hành của khối trưởng các khối. Khối trưởng làm việc thông qua tổ trưởng và các tổ phó, thống nhất các công việc để triển khai thực hiện. Hàng tháng, dưới sự chủ trì của khối trưởng và tổ trưởng tự quản, các tổ tự quản tiến hành họp để sơ kết việc thực hiện các nội dung trong tháng, triển khai các hoạt động mới.

Thứ hai, nhà trường chủ động phối hợp với công an, chính quyền các cấp (phường, khối, khối phố) và các tổ chức đoàn thể tại khối phố nhằm tăng cường kiểm tra, đôn đốc nề nếp tự học, sinh hoạt của sinh viên, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm của sinh viên, các sai phạm của chủ hộ kinh doanh phòng trọ.

Tích cực tuyên truyền để nhân dân địa phương thấy hết lợi ích khi có nhiều sinh viên đến trọ học tại khối phố nhằm tăng cường hơn nưa mối quan hệ đoàn kết giữa sinh viên và nhân dân địa phương, tăng cường trách nhiệm của chủ trọ với sinh viên.

Quán triệt để khối trưởng các khối lập danh sách, thống kê số lượng, cập nhật mọi biến động liên quan sinh viên tạm trú để quản lý tốt.

Định kỳ tổ chức giao ban công tác quản lý sinh viên, trong đó có sự tham gia của các thành phần trên nhằm đánh giá tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm và đưa ra các cách làm mới; tăng cường sự phối hợp, chế độ thông tin qua lại của các bộ phận liên quan nêu trên.

Thứ ba, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao giữa các tổ tự quản, các khối phố với nhau và giữa nhà trường với các khối phố. Việc làm này một mặt tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và địa phương, giữa các tổ tự quản với nhau, giữa sinh viên và thanh niên địa phương, mặt khác rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng hoạt động nhóm, tăng ý thức cộng đồng, trách nhiệm với xã hội cho sinh viên.

Thứ tư, ưu tiên đưa các hoạt động của sinh viên như hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các công tác xã hội như hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động cứu trợ xã hội ra các khối phố, do các tổ tự quản đảm nhiệm. Phấn đấu để công tác đoàn, các sinh hoạt tập thể được cân đối giữa trong và ngoài khu vực trường với phương châm: trong trường chú động các hoạt động thiên về học thuật, ngoài trường là các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 65 - 67)