Cách thức thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ G

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 71 - 73)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.6.3Cách thức thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ G

Thứ nhất, quan trọng hàng đầu là tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về yêu cầu của đào tạo tín chỉ.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ không phải chỉ là việc giảm giờ dạy trên lớp một cách máy móc. Cái làm nên sự thay đổi căn bản về chất của học chế tín chỉ là sự thay đổi quan niệm về đào tạo. Việc thay đổi quan niệm này tất yếuphảidẫn đến thay đổi về phương pháp dạy học. Thật vậy, việc thay đổi từ quan niệm lấy người dạy làm trung tâm sang quan niệm lấy người học làm trung tâm đã dẫn đến việc thay đổi căn cơ của vai trò của người dạy : phương pháp truyền đạt kiến thức hoặc cách tiếp cận nội dung được thay bằng cách tiếp cận mục tiêu sao cho người học đạt được mục tiêu xây dựng những kỹ năng cao cấp, như phân tích, tổng hợp, phán đoán, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Vì thế, nhiệm vụ của người dạy không còn là truyền thụ kiến thức. Ngoài ra, người dạy

phải làm công tác nghiên cứu khoa học, liên tục cải tiến chương trình và phương pháp dạy học, xây dựng môn học mới cho sinh viên có nhiều lựa chọn ngày càng phù hợp. Vì thế, người dạy phải được đầu tư nhiều hơn nữa về chuyên môn để thực hiện tốt cải cách giáo dục.

Thứ hai, nhà trường tích cực mở lớp bồi dưỡng, huấn luyện giảng viên về phương pháp dạy học phù hợp với đào tạo theo tín chỉ.

+ Tập huấn về các phương pháp dạy học tích cực.

+ Thiết kế chương trình và biên soạn bài giảng theo các phương pháp dạy học tích cực.

+ thường xuyên nghiên cứu và thảo luận về phương pháp dạy học tích cực để ngày càng hoàn thiện nghiệp vụ.

Thứ ba, nhà trườngphải thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả bồi dưỡng giảng viên, kịp thời chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, làm tốt công tác phân loại giáo viên, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, yêu cầu giảng viên có kế hoạch học tập, nâng cao trình độ trên nhiều hình thức như tự bồi dưỡng, công tác dự giờ, tham gia các lớp học nâng cao trình độ. Yêu cầu tổng kết phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV.

Thứ năm, thực hiện chủ trương cho SV đánh giá giảng viên nhằm góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức cho SV đánh giá giảng viên sẽ tạo thêm một kênh thông tin để giảng viên thấy được những ưu điểm cũng như nhược điểm trong phương pháp giảng dạy để có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng đúng nguyện vọng của SV.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 71 - 73)