Nội dung của công tác tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong QLS

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 68 - 69)

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

3.5.2Nội dung của công tác tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong QLS

đình và xã hội trong QLSV

+ Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách của người học ngay từ thời thơ ấu. Mức sống, trình độ học vấn, đời sống văn hoá, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, tính mẫu mực về phương pháp giáo dục trong gia đình… có ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ, thái độ và kết quả của quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng.

+ Nhà trường là môi trường để sinh viên học tập, giao tiếp hàng ngày. Những điều kiện thuận lợi của nhà trường sẽ kích thích sự say mê, tính tự giác chủ động trong học tập của người học; và ngược lại, những điều kiện khó khăn sẽ tạo ra sự ỉ lại của sinh viên trong quá trình học tập. Đó chính là những điều kiện về phòng học, về thư viện, về phòng thí nghiệm, phòng thực hành, về thời gian, về ánh sáng, về âm thanh… đều có những tác động nhất định đến quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng của sinh viên. Những tập thể trong nhà trường: nhóm bạn bố, lớp học, đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội sinh viên… với tư cách là cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên hoạt động và chủ động tham gia vào các hoạt động…

+ Môi trường rộng lớn hơn cả là xã hội với thể chế chính trị, pháp luật, hệ tư tưởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hoá… có ảnh hưởng đến hoạt động

tự học của sinh viên. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị, đường lối chính sách phát triển của quốc gia…qui định chiều hướng nội dung của nền giáo dục xã hội, qui định cả chiều hướng phát triển của cá nhân và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành động cơ, phương pháp học tập nói chung và tự học nói riêng của sinh viên.

Ba thành phần trên: gia đình - nhà trường - xã hội có tác động đồng thời vào mỗi cá nhân sinh viên tạo ra sự giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng được cộng đồng trách nhiệm của toàn thể quần chúng nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội đối với phát triển giáo dục. Điều này sẽ tạo ra được môi trường xã hội cần thiết cho công tác giáo dục trong và ngồi nhà trường. Làm được như vậy là đưa công tác giáo dục vào từng cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 68 - 69)