Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 46 - 48)

TRƯỜNG ĐẠIHỌC HÀ TĨNH

2.3.2.Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Trường Đại học Hà Tĩnh, mới bắt tay vào đào tạo theo hệ thống

tín chỉ trong hơn 2 năm nay nên chưa có kinh nghiệm về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong khi đó quán tính về đào tạo theo niên chế còn quá lớn. Do phương thức đào tạo mới dành quyền chủ động về cho người học, nên nhiều cán bộ, giảng viên trở nên lúng túng, bị động trong tổ chức, quản lý.

Thứ hai, Việc tổ chức giảng dạy - học tập còn chưa đáp ứng yêu cầu của

- Về phía người dạy: chưa có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, vẫn tiến hành giảng dạy theo phương pháp cũ. Vì thế, còn bị áp lực của khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho sinh viên. Khâu tổ chức cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tổ chức các tiết xemine, thực hành, thí nghiệm còn ít được quan tâm. Ý thức, thái độ học tập của sinh viên chưa được để ý đúng mức.

- Về phía người học: sinh viên chưa chủ động trong đăng ký, học; chưa tự giác trong các hoạt động tự học, tự nghiên cứu. Sinh viên chưa phải chịu áp lực về tự học, tự nghiên cứu từ phía người dạy.

Một số ngành đào tạo mới phải mời giảng viên thỉnh giảng nên ảnh hưởng đến quy trình đào tạo của nhà trường. Sự quan tâm đến sinh viên cũng chưa được chú trọng.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo cho việc tiển khai hiệu quả quy trình:

- Hệ thống phòng học, các trang thiết bị, học liệu còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao như hiện nay.

- Các máy móc, thiết bị còn thiếu hoặc chưa được đầu tư đồng bộ, kết nối wifi trong trường chưa hiệu quả, tốc độ đường truyền của mạng máy tính còn thấp, nhiều lúc xảy ra hiện tượng nghẽn mạng.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong và ngoài trường nhằm

thực hiện công tác QLSV chưa được chặt chẽ.

- Trong trường: các đơn vị còn thiếu sự phối hợp, liên thông trong việc giải quyết các trách nhiệm chung liên quan đến sinh viên.

- Ngoài trường: Việc phối hợp tổ chức, quản lý giữa nhà trường và công an, chính quyền các cấp ở địa phương nơi trường đúng mặc dù đã được tăng cường nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế do địa phương chưa hiểu và đồng thuận về chủ trương đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường, chưa thấy được lợi ích do công tác tạm trú đưa lại cho địa phương, chưa khái thác hiệu quả trí tuệ, sức trẻ của sinh viên trong hoạt động của địa phương.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEOHỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại đại học hà tĩnh (Trang 46 - 48)