Khuyến nghị

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 113 - 118)

- Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của sinh viên.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD & ĐT, Bộ Công Thương

- Giảm tải chương trình học tiếng Anh cho học sinh phổ thông, hướng tới mục tiêu đào tạo học sinh có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

- Quan tâm đầu tư cho trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại nhiều hơn, giúp nhà trường xúc tiến các dự án xây dựng hệ thống phòng học

- Thường xuyên cử giảng viên, dành nguồn kinh phí cho giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ trong nước và ngoài nước nhằm giúp cho giảng viên tiếp cận với chương trình, phương pháp đào tạo tiên tiến.

- Tổ chức các cuộc giao lưu giữa các trường thuộc Bộ Công Thương về vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý hoạt động dạy- học tiếng Anh.

2.2. Đối với trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại

- Quan tâm hơn nữa đến trang thiết bị dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Thực hiện quy mô lớp nhỏ (30-35 sinh viên / lớp) để sinh viên có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp hơn nữa.

- Thực hiện chia lớp theo trình độ để sinh viên không có tâm lý e ngại khi thuyết trình trước công chúng. Phân loại trình độ ngoại ngữ đầu vào để những học viên có trình độ khác nhau có thể học đúng với trình độ của họ, tiếp tục, kết nối được với kiến thức đã có, tránh được sự nhàm chán ở người học, không phải lặp lại những điều đã học trước khi vào trường và quy định việc sử dụng các giáo trình tiếng Anh khác nhau phù hợp với trình độ của từng lớp học.

2.3. Đối với giảng viên

- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ và chiến lược học của sinh viên; giúp sinh viên đánh giá đúng đắn sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai của sinh viên để từ đó sinh viên có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực, chiến lược học có hiệu quả.

- Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên những cách học hiệu quả giúp sinh viên cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tiếng Anh (cách soạn bài, cách học từ vựng, vận dụng từ mới vào tình huống, học cách phát âm đúng, cách sử dụng cấu trúc, sắp xếp từ, sắp xếp ý tưởng…)

- Không gây áp lực học đối với sinh viên yếu, sinh viên lười học. Thay vào đó động viên, khuyến khích để sinh viên tự giác học.

- Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với từng nhóm sinh viên.

- Có chế độ thưởng phạt công bằng để sinh viên có căn cứ tự đánh giá mức độ cố gắng và sự tiến bộ của chính mình, tạo quyết tâm học tập cho sinh viên.

- Đánh giá đúng thực lực của sinh viên để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp; yêu cầu quá thấp đối với sinh viên khá, giỏi sẽ khiến cho sinh viên cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; yêu cầu quá cao đối với sinh viên yếu sẽ đánh mất sự tự tin của sinh viên, làm giảm sút sự hứng thú của sinh viên.

- Khuyến khích sinh viên hạn chế việc sử dụng tiếng Việt trong giờ học; hạn chế viết trong những giờ thực hành nói.

- Tạo sự tự tin cho sinh viên trong giao tiếp: không nên đặt nặng vấn đề phải nói đúng ngữ pháp khiến sinh viên cảm thấy e ngại. Thay vào đó, khuyến khích sinh viên cố gắng diễn đạt ý tưởng, diễn đạt những gì mình muốn nói.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bổ sung về tình hình giáo dục. Hà Nội, 10/2004.

2. Bộ GD&ĐT. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

nam(Sửa đổi), Hà Nội, 2005

3. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục, 1997.

4. Đặng Quốc Bảo. Giáo dục trong nhà trường người thầy: một góc nhìn, Bài giảng cao học QLGD Trường Đại học Giáo dục.

5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thj Mỹ Lộc. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tài liệu giảng dạy cao học. Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 2009.

6. Brown, G, & Yule, G. Teaching Spoken English, CUP, 1983.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thj Mỹ Lộc. Bài giảng Cơ sở khoa học quản lý, Tài liệu giảng dạy cao học.Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 2009.

8. Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thj Mỹ Lộc. Lý luận quản lý nhà trường.,

Tài liệu giảng dạy cao học.Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 2009.

9. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Tài liệu giảng

dạy cao học.Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 2009.

10.Nguyễn Đức Chính. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên như một giải pháp đào tạo giáo viên chất lượng cao tại khoa Sư phạm ĐHQG Hà nội.

11.Vũ Cao Đàm Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật,2003

12.Nguyễn Thi Phương Hoa. Lý luận dạy học hiện đại.Tài liệu giảng dạy cao học.Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 2009.

13.Lê Ngọc Hùng. Xã hội học Giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009

14.Nunan, D. Language Teaching Methodology, Prentice Hall International (UK) Ltd, 1991.

15.Nguyễn Ngọc Quang. Bản chất của quá trình dạy học. Giáo dục học Đại học, 1997.

16.Vũ văn Tảo. Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp dạy – học Đại học trên thế giới và hướng vận dụng vào nước ta.

17.Nguyễn Cảnh Toàn. Luận bàn về kinh nghiệm tự học. NXB Giáo dục Hà Nội,1999.

18. Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề án giảng dạy, học tập Ngọa ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2004- 2015(Dự thảo9/2004). Quyển 1.

19.Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án giảng dạy, học tập Ngọa ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2004- 2015(Dự thảo9/2004). Quyển 2: Tài liệu phụ lục. 20. Trần Đức Vượng. Đề xuất các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w