Quản lý chương trình dạy học môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 40 - 47)

Ngoại ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt trong thời kỳ phát triển với làn sóng hội nhập như vũ bão. Chính vì lẽ đó, ngoại ngữ được xem như một môn học bắt buộc không những ở bậc phổ thông mà còn phổ cập ở các trường CĐ, ĐH và trung học chuyên nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, SV khi ra trường ngoài vốn kiến thức chuyên ngành của mình, họ còn phải trang bị một khối lượng kiến thức về hiểu biết xã hội.

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của Bộ GD&ĐT Nhà trường, phòng đào tạo, khoa cùng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo Tiếng Anh cho các lớp không chuyên ngữ phân bổ cho 4 kỳ với thời lượng 3ĐVHT - kỳ 1, 3ĐVHT- kỳ 2, 5 ĐVHT- kỳ 3, 5.5 ĐVHT- kỳ 4.

Qua phỏng vấn GV và SV về mục tiêu môn học tiếng Anh trong nhà trường kết quả thu được như sau:

- Mục tiêu đề ra hơi cao so với thực tế của HSSV( nhất là đối với tiếng Anh chuyên ngành của các lớp liên thông) mặc dù môn học đã được phổ cập ở hầu hết các trường và khi thi vào các em đã có khối lượng kiến thức Ngữ pháp chắc nhưng vẫn có sự chênh lệch về trình độ đạt được giữa khu vực thành thị nông thôn và vùng sâu vùng xa.

2.2.2.1. Nội dung chương trình học liệu

Xuất pháp từ mục tiêu môn học, nội dung chương trình dựa vào phần cứng là khung chương trình đào tạo sinh viên Cao đẳng của Bộ GD&ĐT. Quy mô đào tạo của nhà trường là đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng chính quy và liên thông lên cao đẳng. Đối tượng sinh viên gồm 2 nhóm đó là sinh viên chuyên ngữ và sinh viên không chuyên ngữ.Trong phần nghiên cứu này người viết xin trình bày về thực trạng việc học Tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngữ tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ Thuật Thương Mại.

Powerbase Elementary(120 tiết), 10 bài trong cuốn giáo trình Powerbase Pre- intermediate(105) tiết và 82 tiết cho môn Tiếng Anh chuyên ngành. Tuy nhiên nội dung giảng dạy môn tiếng Anh cho các lớp không chuyên ngữ vẫn còn nhiều bất cập sĩ số lớp quá đông(thông thường là trên 60 sinh viên trên một lớp), sinh viên những lớp này thường ngại giao tiếp. Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành( English for Business Communication, English for the Financial Sector) gồm nhiều vấn đề quá khó đối với sinh viên không chuyên ngữ, đặc biệt là với những lớp liên thông chỉ học tiếng Anh chuyên nghành trong 68 tiết và học liên tục trong thời gian ngắn. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của SV.

2.2.2.Thực trạng hoạt động giảng dạy Tiếng Anh của giảng viên

2.2.2.1 Đội ngũ giảng viên với hoạt động giảng dạy

*Hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Dạy ngoại ngữ tức là cung cấp cho người học một phương tiện giao tiếp mới ngoài tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh cơ bản và Tiếng Anh chuyên ngành cho SV các lớp không chuyên ngữ giảng viên giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản, kỹ năng học ngoại ngữ. Khi các em đã có hệ thống khối lượng kiến thức và phương pháp học ngoại ngữ, GV cần giúp SV phát triền khẩu ngữ thông qua các kỹ năng và sử dụng chính ngôn ngữ đó để giao tiếp giúp các em có thể vững vàng trong công việc sau này và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Như vậy có thể nói về bản chất giảng dạy nói chung và dạy ngoại ngữ nói riêng, là quá trình thiết kế và góp phần thi công của giảng viên, học tập là quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của SV với sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục.

Nhưng thực tế giảng dạy lại rất xa vời vì nhiều bất cập: Vì số lượng sinh viên trong lớp học ngoại ngữ quá đông khoảng từ 60 đến70 SV. Hơn nữa trình độ của SV khi vào trường không đồng đều, Hầu hết SV của trường đến

từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà việc dạy ngoại ngữ còn nặng về kiến thức ngôn ngữ, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng giao tiếp nghe , nói, đọc, viết đặc biệt là khả năng nghe và tư duy bằng chính ngoại ngữ đang học vì đây là điểm yếu đối với SV Việt Nam do vậy giáo viên chỉ quan tâm đến phương pháp ngữ pháp dịch mặc dù giáo trình sách giáo khoa phổ thông đã phổ cập đại trà dạy theo đường hướng giao tiếp.

Để khắc phục những khó khăn kể trên, các GV tiếng Anh của khoa Ngoại ngữ Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại đã áp dụng nhiều PP dạy học tích cực. Trong phiếu điều tra 100 SV chúng tôi có câu hỏi: “GV giảng dạy tiếng Anh ở lớp của em đã áp dụng những PPDH ngoại ngữ nào dưới đây” và đã thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.1: Các phương pháp áp dụng trong giờ dạy tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại

Có thể nói, PPDH tích cực đã được giảng viên áp dụng hầu hết trong các giờ dạy với đối tượng đào tạo chuyên ngoại ngữ hay không chuyên và tất nhiên mỗi phương pháp có những lợi thế cũng như hạn chế riêng.

PP ngữ pháp dịch: hay nói cách khác là phương pháp theo cách tiếp cận “ giáo viên là trung tâm”, thích hợp với lớp học đông SV như thực trạng ở Truờng cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương Mại, rất thuận lợi giúp giảng viên dạy ngữ pháp trong bài cho SV. Khi có cấu trúc ngữ pháp mới, từ mới thì GV giảng giải kỹ và dịch các từ mới cho SV, sau đó yêu cầu sinh viên làm bài tập và đặt câu cho các hiện tượng ngữ pháp đó, rồi rút ra cách dùng của hiện tượng ngữ pháp mới đó. Tuy nhiên, phương pháp đó lại hạn chế việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nói của sinh viên. Để khắc phục điểm yếu của phương pháp truyền thống, giảng viên khoa ngoại ngữ đã tích cực áp dụng các hoạt động khác nhau như đóng vai, hoạt động nhóm(cặp), thảo luận theo các chủ đề hay kết hợp nhiều phương pháp vv .... Như chúng ta biết, việc dạy ngoại ngữ là quá trình tổ chức dạy học theo các thủ thuật thích hợp gây hứng thú cho SV, dẫn dắt người học thâm nhập vào môi trường ngôn ngữ, nhận thức các hiện tượng và hành vi ngôn ngữ để từ đó hình thành khả năng tư duy và khả năng nghe, nói, đọc, viết và dịch. Thông qua các quá trình này SV sẽ phải tham gia hoạt động tích cực trong suốt thời gian lĩnh hội tri thức ngôn ngữ.

Hoạt động nhóm: Trong giảng dạy Tiếng Anh hoạt động nhóm là phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học này cho phép chúng ta thực hiện việc “Dạy học thông qua hoạt động của người học”. HSSV có thể học tập thực sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Thảo luận nhóm và đóng vai tạo ra môi trường học tập thuận lợi để sinh viên giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tình đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể.

Sự phát triển xã hội và đổi mới đất nước đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Cùng với những thay đổi về nội dung cần có những đổi mới căn bản về PPDH. Một trong những trọng tâm của việc đổi mới PPDH hiện nay là hướng vào người học, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ. Người học chỉ có thể học tập thật sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Tổ chức hoạt động nhóm và đóng vai có

tác dụng to lớn trong việc tăng cường hoạt động của HSSV, kích thích nỗ lực của mỗi cá nhân. Như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành những con người sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống. Trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, đóng vai, ý thức mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới PPDH ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ Thuật Thương mại nói chung, khoa Ngoại ngữ nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đa số các giờ dạy đều có sử dụng phương pháp nhóm song đôi lúc việc áp dụng tổ chức hoạt động nhóm còn chung chung, hình thức, có tiết dạy chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Để phát huy tính tích cực của hợp tác nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Phân công nhóm thường xuyên và nhóm cơ động.

Để duy trì hoạt động nhóm, có thể phân công thường xuyên theo từng bàn hoặc hai bàn ghép lại, có thể thay đổi nhóm khi có những công việc cần thiết gọi là nhóm cơ động, không ổn định.

- Phân công trách nhiệm trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định như nhóm trưởng, thư ký. Sự phân công này cần có sự thay đổi để mỗi HS có thể phát huy vai trò cá nhân.

- Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công trách nhiệm và yêu cầu mỗi thành viên thực hiện đúng trách nhiệm của mình.

Phương pháp đóng vai: Có những ưu điểm là phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm. Điều này rất thích hợp với việc học ngoại ngữ, nó kiến lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt động tích cực trong "vai diễn" của họ. Bên cạnh đó vẫn có một số hạn chế như: mất nhiều thời gian và phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"... Ngoài các PPDH trên các giảng viên của Khoa còn luôn linh hoạt trong việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong giờ giảng của mình để lôi cuốn học sinh sinh viên khiến họ say mê và có hứng thú với môn học tiếng Anh.

Mặc dù giảng viên trong khoa đã ý thức được rằng PPDH tiếng Anh hiện nay là dạy giao tiếp, lấy người học làm trung tâm. Phải áp dụng các thủ thuật khác nhau phù hợp với từng giai đoạn của từng kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết tạo nên khả năng giao tiếp ngoại ngữ cho SV. Qua trao đổi với một số GV thì quan điểm của họ là khi đã giảng dạy ở hệ cao đẳng đại học thì đương nhiên sẽ dạy tốt ở hệ trung học như vậy việc chuẩn bị bài của một số GV cần được xem xét lại. Thực ra, để giảng dạy một môn học hoặc chuẩn bị cho một giờ lên lớp, mỗi GV có rất nhiều công việc phải làm.

2.2.2.2. Đánh giá về việc thực hiện các hoạt động giảng dạy của giảng viên

Kết quả khảo sát ở bảng 2.1 cho thấy, có sự tương phản rất lớn giữa các ý kiến của GV và SV về việc chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp và cập nhật mở rộng bài giảng với những kiến thức lấy từ trên mạng xuống để cho SV tham khảo theo các chủ đề các em thảo luận để giúp các em mở rộng vốn hiểu biết và vốn từ khi thực hành. Thực trạng của vấn đề này tại Khoa Ngoại ngữ trường Cao đẳng Kinh Tế- Kỹ thuật Thương mại như sau khi 89 % GV tự đánh giá thường xuyên chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp thì chỉ có 60 % SV đồng ý với ý kiến trên. Ngoài ra, các ý kiến đánh giá của GV và SV khá chênh lệch nhau về mức độ thực hiện, có 32% SV cho rằng GV chưa chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp trong khi chỉ có 8% ý kiến GV tán

đồng. Có tới 68 % ý kiến GV đánh giá thường xuyên cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới thì chỉ có 32% ý kiến SV tán đồng với ý kiến này. Việc sử dụng phương tiện D-H tích cực cho thấy tỷ lệ GV sử dụng chưa nhiều, sự tường đồng kết quả đánh giá của 22% GV và 30 % SV cho rằng GV không bao giờ sử dụng phương tiện D-H tích cực.

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV

Nội dung hoạt động

Mức độ thực hiện Thường xuyên(%) Đôi khi (%) Ko bao giờ (%) GV SV GV SV GV SV

1. Chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp 89 60 8 32 3 82. Cập nhật, mở rộng bài giảng với những kiến thức mới 68 32 28 61 4 7

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w