Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 105 - 107)

- Kết thúc bài:

3.3.Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý

Các nhóm biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng trong xu thế vận động và phát triển, nhóm biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện nhóm biện pháp kia và ngược lại. Trong số các nhóm biện pháp nêu trên nhóm biện pháp về đổi mới quản lý hoạt động dạy ngoại ngữ của GV và đổi mới quản lý hoạt động học ngoại ngữ của SV là hai nhóm biện pháp quan trọng có tính mục tiêu và có tính quyết định, còn nhóm biện pháp về đổi mới quản lý KT- ĐG kết quả học tập tiếng Anh của SV, đổi mới quản lý cơ sỏ vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động D-H ngoại ngữ và nhóm biện pháp về tăng c- ường năng lực cho đội ngũ GV ngoại ngữ là những nhóm biện pháp hỗ trợ, làm cho quá trình D-H ngoại ngữ đạt kết quả cao hơn. Quản lý D-H là hoạt động trọng tâm của nhà trường, có quản lý tốt hoạt động giảng dạy của GV

đủ), đồng thời phải thông qua KT-ĐG kết quả học tập của SV để thu thập được thông tin phản hồi của hoạt động D-H, từ đó chỉnh lại cách dạy của GV cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học và cũng giúp SV thay đổi cách học để đạt kết quả cao hơn. khi sử dụng các nhóm biện pháp phải đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả D-H.

Nếu chỉ có nhóm biện pháp đổi mới quản lý hoạt động dạy ngoại ngữ của giảng viên mà không có nhóm biện pháp đổi mới quản lý hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên tiến hành đồng bộ thì kết quả D-H không thể tốt được và ngược lại. Đúng như ngành giáo dục xác định: “thày ra thày và trò ra trò” có nghĩa là phải có thày giỏi thì mới có thể đào tạo ra trò giỏi. Nếu thày không giỏi thì không thể đào tạo ra trò giỏi được. Vậy nhóm biện pháp tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên là tạo điều kiện để có thầy giỏi.

Mối quan hệ của nhóm biện pháp về đổi mới quản lý KT-ĐG kết quả học tập ngoại ngữ của SV, kết quả D-H và nhóm biện pháp về đổi mới quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động D-H ngoại ngữ. Mối quan hệ của các nhóm này cho chúng ta thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học ngày hôm nay không thể thiếu trong các buổi lên lớp của giảng viên.Nếu thiếu đồ dùng dạy học, coi như buổi dạy đó không thành công, lẽ dĩ nhiên kết quả học tập sẽ không cao. Ví dụ một buổi dạy ngoại ngữ nào cũng phải được nghe phát âm tiếng nước ngoài, vậy sử dụng catsét trong các buổi dạy ngoại ngữ là không thể thiếu được. Nhóm biện pháp đổi mới KT- ĐG kết quả học tập của sinh viên là nhóm biện pháp không thể thiếu trong quá trình quản lý, đồng thời nó là thước đo cho tất cả các nhóm biện pháp khác, quan trọng nhất nó giúp cho GV điều chỉnh cách dạy của mình và SV điều chỉnh cách học để đạt được mục đích học tập.

Tóm lại: Mối quan hệ của các nhóm biện pháp tạo nên sự tác động liên

hoàn không tách rời và tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh trong từng tiết dạy ở trên lớp. Tất cả mọi điều đó đều hướng tới kết quả D-H ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 105 - 107)