7. Phối hợp với cố vấn học tập, phòng Công tác HSSV và tổ chức Đoàn TNCSHCM theo dõi nề nếp học tập
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh nhằm từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy –học môn tiếng Anh trong nhà trường hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để CSVC, một đội ngũ GV của khoa hiện có, có thể tạo ra chất lượng dạy học môn tiếng Anh tốt nhất. Để đạt được điều này khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình các bước tiến hành cụ thể, chính xác.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy - học tiếng Anh tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại
3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý việc xây dựng chương trình
3.2.1.1. Sử dụng chương trình như một công cụ quản lý * Cơ sở đề xuất biện pháp
Chương trình đào tạo là tài liệu quan trọng nhất đối với quy trình đào tạo ở mọi cấp học, bậc học. Chương trình đào tạo luôn có xu hướng góp phần tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yều cầu của ngành giáo dục và nguồn nhân lực ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội.Vì thế, việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV là nhằm đưa hoạt động này đi đúng hướng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
* Kế hoạch thực hiện cụ thể
Xác định rõ mục đích, mục tiêu, nội dung chi tiết, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá của học phần.
Khoa Ngoại ngữ lựa chọn một số giảng viên có uy tín, kinh nghiệm chuyên môn xây dựng đề cương học phần.
Sau khi nhóm biên soạn xây dựng xong, Khoa Ngoại gữ sẽ lấy ý kiến đóng góp của tập thể giảng viên trong khoa.
Đề cương học phần được gửi tới Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua.
Chủ tịch Hội đồng khoa học nhà trường ký quyết định hoặc ủy quyền cho Khoa Ngoại ngữ ban hành đè cương và áp dụng trong giảng dạy.
3.2.1.2. Công khai ĐCHP giúp sinh viên lập kế hoạch và chủ động triển khai hoạt động học tập của mình
Việc công khai ĐCHP tới toàn thể giảng viên và sinh viên nhằm giúp giảng viên và sinh viên nắm rõ được mục đích, yêu cầu và nội dung của học phần cũng như cách thức dạy học. Điều đó giúp sinh viên chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động của mình. Từ đó, giảng viên và sinh viên có những điều chỉnh cách dạy- học của bản thân cho phù hợp với yêu cầu của học phần và điều kiện thực tế để đạt hiệu quả dạy- học cao nhất.
* Kế hoạch thực hiện cụ thể
Đề cương học phần được công khai trên Website của Trường, Hộp thư điện tử của Khoa và trong cuốn Thông tin cần biết phát cho sinh viên. Khi đã có đề cương sinh viên phải nghiên cứu thật kỹ ĐCHP trước mỗi học kỳ.
Bám sát các mục tiêu của từng bài học để có sự chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Có kế hoạch ôn tập cho các bài kiểm tra và thi.
Việc dạy- học phải công khai tới từng giảng viên và sinh viên. Các cán bộ quản lý thông qua chương trình sẽ nắm được toàn bộ tiến trình giảng dạy, học tập của từng phần và khối lượng kiến thức người học tích lũy được ở từng thời điểm.
3.2.1.3. Lấy ý kiến phản hồi từ giảng viên và sinh viên sinh. * Cơ sở đề xuất biện pháp
Việc lấy ý kiến phản hồi về ĐCHP từ giảng viên và sinh viên sẽ giúp Khoa Ngoại ngữ điều chỉnh, bổ sung những chi tiêt chưa phù hợp để ĐCHP ngày càng hoàn thiện và hữu ích hơn.
* Kế hoạch thực hiện cụ thể
Khoa Ngoại ngữ đưa ra mẫu phiếu lấy ý kiến của giảng viên và sinh viên về ĐCHP
Sau khi tổng hợp ý kiến phản hồi, nhóm biên soạn ĐCHP và Khoa sẽ thống nhất các ý kiến đóng góp và đưa ra quyết định sửa chữa phù hợp.
Những sự thay đổi trong ĐCHP phải được trình HĐKH và thông qua, ban hành mới.