Đánh giá chung về ý thức học tập

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 52 - 65)

của sinh viên 0 3 56 52 44 44 0 1

Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện các hoạt động trên lớp của sinh viên cho thấy nhìn chung sinh viên chỉ thực hiện các hoạt động đạt mức độ khá. Trên 60% giảng viên nhận xét rằng sinh viên chăm chú nghe giảng và ghi chép cùng với việc tham gia các hoạt động do giảng viên hướng dẫn ở mức khá. Trong khi đó sinh viên lại tự nhận xét với tỉ lệ thấp hơn là 57% và 36%. Có 35% giảng viên và 45% sinh viên cho rằng sinh viên hoàn thành tất cả bài tập giảng viên giao ở mức độ khá.

Việc tự đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp chỉ được 8% giảng viên ghi nhận sinh viên làm tốt, 55% nhận xét là khá và 37% đạt mức độ trung bình.

Có thể nói rằng sinh viên vẫn chưa quen với cách học chủ động tích cực đòi hỏi người học phải tự học và tham khảo tài liệu để thực hiện yêu cầu của

giảng viên vì có khoảng 70% giảng viên đánh giá sinh viên thực hiện những công việc này ở mức độ trung bình và mức độ khá chỉ đạt trên 10%.

Đánh giá chung về ý thức học tập của sinh viên, 56% giảng viên cho rằng sinh viên có ý thức học tập khá và 44% ở mức trung bình. Đây cũng là kết quả tự nhận xét của sinh viên với tỉ lệ thứ tự là 52% và 44%. Ý thức tốt và kém hầu như không có với chỉ 3% và 1% tự nhận xét từ phía sinh viên.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, với những đánh giá của sinh viên về nội dung, chương trình, thời lượng giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá hết học phần và mức độ thực hiện các hoạt động trên lớp của sinh viên, 73% sinh viên đạt kết quả học tập môn tiếng Anh loại trung bình, 7% đạt loại khá, 5% đạt loại tốt và 15% loại yếu.

Với kết quả thăm dò như trên đã chỉ cho chúng ta thấy trình độ ngoại ngữ, ý thức , thái độ học tập của sinh viên nhìn chung không được tốt nên trong quá trình đào tạo chúng tôi tập trung thăm dò các ý kiến về thời gian học ngoại ngữ, học các kỹ năng và ngữ pháp, động cơ, thái độ học tập, phương pháp học tập và kết quả học tập.

Sinh viên của trường là sinh viên thuộc khối ngành kinh tế. Mặc dù không chuyên về tiếng Anh nhưng hầu hết các em đều có ít nhất 3 năm học ngôn ngữ này trong trường phổ thông và đều đã trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trong đó tiếng Anh là một trong những môn thi bắt buộc. Như vậy có thể nói, trình độ tiếng Anh của các em không phải bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên, sau một số năm dạy học tại trường, em nhận thấy rằng trình độ tiếng Anh của các sinh viên không đồng đều. Một số sinh viên có vốn tiếng Anh khá tốt và có đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, có những sinh viên mặc dù khả năng tiếng Anh không tồi nhưng ngại sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Ngoài ra, có một số không ít sinh viên trình độ tiếng Anh còn thấp và không đáp ứng được yêu cầu của giáo viên khi thực

Trong những giờ tiếng Anh, rất ít sinh viên có thể thực hiện các hoạt động theo cặp (pair work), theo nhóm (group work) một cách nhuần nhuyễn với những ý tưởng sáng tạo. Số còn lại chỉ thực hành một cách rập khuôn và thường phải có sự hỗ trợ của những bài đối thoại hay những bài viết đã soạn sẵn (nhìn vào bài soạn sẵn để đọc). Phần lớn sinh viên phát âm còn chưa chuẩn.

Sau khi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu về trình độ tiếng Anh của SV trước khi vào trường, chúng tôi đã phân tích trên tổng số phiếu thu về và nhận thấy: Số SV đã được học ngoại ngữ chiếm tỷ lệ 96,4 %. Đây là thuận lợi trong công tác đào tạo. Số SV học tiếng Anh từ 3 năm trở lên là 65,4 % còn lại là SV được học hệ 7 năm . 90% SV trả lời chưa được giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh. chỉ có 12% SV đã tham gia vào các hoạt động như câu lạc bộ vì các em ở khu vực thành phố, điều kiện gia đình có và các em có năng khiếu học tiếng Anh. Việc tham gia vào các hoạt động như câu lạc bộ tiếng Anh, và các trung tâm ngoại ngữ nước ngoài trước khi vào trường là rất ít.

Sự thành bại của sinh viên trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó ba yếu tố quan trọng nhất là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học.

* Động cơ học tiếng Anh của sinh viên

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm động cơ, theo Harmer (1991), động cơ là sự nỗ lực nội tại khuyến khích một người theo đuổi một tiến trình hành động. Nếu chúng ta nhận thấy được một mục tiêu nào đó và nếu mục tiêu đó đủ sức hấp dẫn, chúng ta sẽ có động cơ thúc đẩy để đạt được mục tiêu đó.

Xét về động cơ học tập của người học, Cole và Chan (1994) đề cập đến hai động cơ chính: động cơ bên ngoài (extrinsic motivation) và động cơ bên trong (intrinsic motivation). Động cơ bên ngoài liên quan đến những yếu tố

bên ngoài lớp học. Những yếu tố bên ngoài lớp học chính là sức lôi cuốn, hấp dẫn của nền văn hoá của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Người học mong muốn tìm hiểu nền văn hoá đó và hội nhập vào nền văn hoá đó. Những yếu tố bên ngoài lớp học còn là nhu cầu sử dụng ngoại ngữ như ngôn ngữ thứ hai để đạt được một mục tiêu nào đó như xin việc làm, tăng lương, thăng tiến, …

Đối với sinh viên truờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, động cơ bên ngoài là ngoài này chính là cố gắng học thật tốt môn tiếng Anh để không phải thi lại, để đạt điểm học bổng. Cũng có một số sinh viên thực sự yêu thích môn Tiếng Anh và có mục tiêu xa hơn là học tốt tiếng Anh để xin việc làm. Trong thực tế giảng dạy tại trường, người viết nhận thấy khi đã có động cơ học tập như vậy, số sinh viên này rất có thức trong việc học và tự học tiếng Anh.

Ngược lại với động cơ bên ngoài, động cơ bên trong liên quan đến những yếu tố bên trong lớp học. Theo Cole và Chan (1994), động cơ này đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định thái độ học tập của sinh viên. Một sinh viên không có động cơ bên ngoài vẫn có thể có một thái độ học tập tích cực và đạt kết quả tốt trong học tập. Động cơ bên trong bị ảnh hưởng bởi bốn yếu tố chính:

- Điều kiện vật chất của lớp học, trang thiết bị dạy và học, môi trường xung quanh và quy mô lớp học.

- Phương pháp giảng dạy, một yếu tố quyết định đối với sự yêu thích môn học của sinh viên

- Tính cách, kiến thức và sự nhiệt tình của giáo viên, những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn đối với sinh viên

- Sự thành bại của bản thân sinh viên trong học tập.

Tuy nhiên, theo chủ quan của người viết, nhiều sinh viên của trường chưa có động cơ học tập đúng đắn. Nguyên nhân của vấn đề này liên quan

- Quy mô lớp học: Việc tách lớp chỉ được thực hiện vào năm học 2010- 2011, nhưng sang đến năm học 2011- 2012 vẫn còn tồn tại nhiều lớp học quá đông sinh viên (60 đến 70 sinh viên), không phù hợp với các lớp học ngoại ngữ, khiến sinh viên ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng.

- Phương pháp giảng dạy của một số giảng viên vẫn còn mang đậm tính truyền thống: chủ yếu dựa vào giáo trình, giáo viên giảng, sinh viên nghe.

- Kết quả học tập chưa cao khiến cho sinh viên không có động cơ học tập tốt.

* Thái độ học tập môn Tiếng Anh của sinh viên.

Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành đạt của người học đó là thái độ của chính người học. Gardner và Lambert (1972) định nghĩa thái độ là sự bền bỉ mà người học thể hiện để theo đuổi một mục tiêu. Trong khi đó theo Brown (1980), thái độ là niềm tin của người học đối với cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó và nền văn hoá của họ. Thái độ học tập có mối liên hệ mật thiết đối với động cơ học tập. Thái độ đối với việc học ngoại ngữ là một yếu tố thúc đẩy người học cố gắng hết sức mình để đạt được mục đích. Ngược lại, động cơ ảnh hưởng đến thái độ của người học. Những người học có động cơ bên ngoài hoặc bên trong sẽ có thái độ học tập tích cực hơn những người không có động cơ hay những người xem việc học là nhiệm vụ bắt buộc.

Ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ Thuật Thương mại, bên cạnh một số sinh viên thực sự yêu thích môn tiếng Anh vẫn còn nhiều sinh viên học tiếng Anh với tâm lý bị ép buộc. Họ học tiếng Anh bởi vì đây là một môn học bắt buộc trong chương trình. Chính vì chưa có động cơ học tập đúng đắn nên nhiều sinh viên có thái độ học “đối phó”: sử dụng những đáp án có sẵn từ giáo trình hay từ vở mượn của các lớp học trước; trong giờ học thường không chú ý nghe giảng, không hợp tác với bạn cùng cặp, cùng nhóm và khi được yêu cầu thực hiện một hoạt động nào đó thì lại “cầu cứu” bạn hoặc yêu cầu sự giúp đỡ từ phía giáo viên… Đôi khi nhiều sinh viên còn tỏ thái độ “bất hợp

tác”: không chuẩn bị bài, không tham gia vào các hoạt động giao tiếp tại lớp; đến lớp với mục đich điểm danh để có điểm chuyên cần hay tìm lý do để nghỉ học hoặc đi học muộn.

* Chiến lược học tập môn Tiếng Anh của sinh viên

Trong khi những sinh viên giỏi có thể tự học ngoại ngữ rất tốt thì những sinh viên yếu kém chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên và hầu như không thể tự xoay xở được.

Theo Oxford (1990), chiến lược học là những hành động cụ thể mà người học thực hiện để việc học của họ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, đầy hứng thú hơn, hiệu quả hơn và có thể dễ dàng thích ứng với tình huống mới hơn.

Theo O’Mally và Chamot (1990), chiến lược học có hiệu quả bao gồm việc lên kế hoạch học tập, giám sát việc học và đánh giá công việc đã làm. Chiến lược học còn bao gồm việc nhận thức được các cách xử lý việc học như là viết ghi chú, sử dụng từ điển và các nguồn khác. Đó còn là sự tương tác với bạn cùng nhóm, cùng cặp hay cùng lớp trong các hoạt động giao tiếp tại lớp.

Một sinh viên muốn đạt kết quả cao trong học tập không chỉ có động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực mà còn phải có chiến lược học đúng. Đây chính là lý do vì sao nhiều sinh viên yêu thích tiếng Anh, đầu tư nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.

Thực tế quan sát việc học tiếng Anh của sinh viên cho thấy phần lớn sinh viên chưa có cách học hiệu quả. Điều này thể hiện ở các vấn đề sau:

- Soạn bài: Sinh viên hầu như không có thói quen soạn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Chính vì vậy các em rất khó khăn khi nghe giáo viên giảng bài hoặc phải làm các bài tập thực hành nói theo yêu cầu của giáo viên. (Việc sinh viên soạn bài trước khi đến lớp rất quan trọng với các sinh viên

- Học từ vựng: sinh viên thường có thói quen học từ vựng theo kiểu học từ đơn lẻ, viết đi viết lại từ đó nhiều lần mà chưa có thói quen hoặc không biết cách học từ trong ngữ cảnh, đặt từ mới vào câu hay trong cách kết hợp với các từ khác. Cách học này mất nhiều thời gian mà hiệu quả nhớ từ rất hạn chế. Mặt khác, sinh viên lại không biết cách sử dụng từ cũng như sắp xếp từ theo một trật tự logic mà thường tư duy theo tiếng Việt. Ngoài ra, việc học từ vựng không được sinh viên thực hiện đều đặn như một thói quen hằng ngày. Vì vây, vốn từ vựng các em tích lũy được không nhiều. Khi giáo viên yêu cầu sinh viên trình bày một vấn đề bằng tiếng Anh, hầu hết các em chưa đủ vốn từ để nói, và chuyển sang tiếng Việt.

- Hoạt động giao tiếp tại lớp: Các hoạt động giao tiếp tại lớp thường được sinh viên tiến hành như sau:

•Nhận đề tài / tình huống

•Đưa ra ý tưởng bằng tiếng Việt •Dịch ý tưởng sang tiếng Anh

•Viết các ý tưởng / câu thoại ra giấy

•Nhìn vào bài đối thoại hay bài thảo luận đã soạn sẵn để đọc.

Với cách chuẩn bị và thực hành các hoạt động giao tiếp như vậy, sinh viên phải mất rất nhiều thời gian tại lớp, làm ảnh hưởng chung đến thời lượng quy định cho bài học. Ngoài ra, điều này sẽ làm mất đi độ nhanh nhạy cũng như phản ứng của sinh viên, làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy bằng tiếng Anh của sinh viên.

Tóm lại, động cơ, thái độ và chiến lược học có mối quan hệ mật thiết với

nhau và có tác động lớn đến quá trình học nói chung và quá trình rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên nói riêng. Khi sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, họ sẽ có thái độ học tập tích cực. Từ đó, họ có thể tìm cho mình một chiến lược học có hiệu quả, đem lại kết quả cao. Một khi đã đạt được kết quả như mong đợi, sinh

viên sẽ cảm thấy phấn khởi hơn, yêu thích môn học hơn, thái độ học tập sẽ tốt hơn. Như vậy, sinh viên sẽ cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu đề ra.

2.2.4. Thực trạng dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện- kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy và học môn tiếng Anh phục vụ hoạt động dạy và học môn tiếng Anh

Cở sở vật chất có vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy. Phòng học ổn định với trang thiết bị giảng dạy hiện đại có thể giúp cho giảng viên áp dụng được nhiều phương pháp giảng dạy sinh động và thu hút người học. Hơn thế nữa, đổi mới PPD-H và phương tiện kỹ thuật D-H có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Vậy thiếu CSVC là một trở ngại rất lớn đối với việc hình thành kỹ năng , kỹ xảo nghề nghiệp cho SV.

Trường hiện có 47 phòng học với tổng diện tích 8.315m2 . Quy mô mỗi phòng học cho từ 50 đến 150 HSSV. Ngoài các phòng học phục vụ cho sinh viên các ngành, Khoa Ngoại ngữ còn quản lý 2 phòng học tiếng cho các lớp tiếng Anh chuyên nghành Thương mại. Hai phòng học tiếng với các trang thiết bị hiện đại nhằm tạo điều kiện cho việc dạy ngoại ngữ có chất lượng tốt nhất theo phương pháp hiện đại hóa trong việc dạy ngoại ngữ thực hành.

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Thực hiện chủ trương đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đến nay trường đã có 100% số lớp học có sử dụng máy chiếu, nhà trường đã hỗ trợ một phần kinh phí để các giảng viên mua máy tính cá nhân. Các phòng học đều trang bị hệ thống âm thanh với micro. Mặc dù các phòng học được trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu, âm thanh, song qua thời gian nên ở một số phòng học, các trang thiết bị này đôi khi còn hỏng hóc.

Bảng 2.4: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy – học tiếng Anh

TT Nội dung Mức độ đánh giá(%)

Tốt Khá TB Yếu

1 Tình hình trang thiết bị, phương tiện giảng dạy phương tiện giảng dạy

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học môn tiếng anh tại trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w