Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tạo động lực cho lực lượng bán hàng của chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại chi nhánh CTCP Vùng đất kỹ thuật số (Trang 37 - 38)

hàng của chi nhánh

Xây dựng và áp dụng quy trình tạo động lực cho LLBH của chi nhánh là công việc hết sức cần thiết để công tác tạo động lực cho LLBH đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình tạo động lực mà chi nhánh đang áp dụng vẫn chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy chi nhánh cần hoàn thiện quy trình cụ thể là ở bước 3 và bước 5.

Bước 3: Lập chương trình tạo động lực: Chi nhánh cần nắm bắt thông tin một cách cụ thể và rõ ràng từ phía LLBH để từ đó có những điều chỉnh về nhân sự sao cho hợp lý nhất. Các nhà quản trị trong chi nhánh cần đưa ra một chương trình tạo động lực cho LLBH làm sao phù hợp với điều kiện, môi trường, tình hình hoạt động của chi nhánh. Quy trình đó phải được thông qua từ lãnh đạo cho đến nhân viên và phải được mọi người tán thành. Xây dựng chính sách tạo động lực bằng các biện pháp tài chính và phi tài chính cho LLBH dựa trên ý kiến đóng góp của LLBH và sự nhất trí của ban lãnh đạo chi nhánh. Cụ thể là tăng mức lương, thưởng, tăng các chương trình phúc lợi, trợ cấp, các hoạt động tập thể, xã hội cho LLBH. Xây dựng lộ trình công danh rõ ràng, tổ chức các chương trình đào tạo ngay tại chi nhánh hoặc cử nhân viên đi học ngắn hạn, dài hạn để tạo động lực cho họ.

Bước 5: Kiểm soát đánh giá quá trình tạo động lực: Chi nhánh cần sâu sát và liên tục nắm bắt các thông tin phản hồi từ phía LLBH để điều chỉnh chương trình tạo động lực cho phù hợp. Các công cụ kiểm soát, đánh giá khác mà chi nhánh nên áp dụng như: báo cáo mức độ hoàn thành công việc của LLBH, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…Các nhà quản trị của chi nhánh cần đánh giá, xem xét một cách khách quan, tránh đánh giá theo ý kiến chủ quan của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho lực lượng bán hàng tại chi nhánh CTCP Vùng đất kỹ thuật số (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w