5. Kết cấu của Luận Văn
3.3.2.1. Hệ thống đào tạo nghề
Bắc Ninh có cơ cấu hành chính gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với dân số 1.024.151 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,5 %. Mỗi năm có khoảng 10 đến 15 ngàn người bước vào độ tuổi lao động. Số lao động đã qua đào tạo là 18%, với các ngành nghề: Cơ khí, Điện công nghiệp, May mặc, Xây dựng, Lắp ráp điện tử, Chế biến nông sản, Tài chính- Kinh tế... Trong tỉnh hiện có 60 nghìn lao động đang làm việc, tập trung tại các khu công nghiệp khoảng 40 nghìn. Dự kiến đến năm 2015 nhu cầu sử dụng lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn khoảng 100 nghìn người. Nhu cầu đào tạo để nâng trình độ lên Cao đẳng, Đại học năm 2010 khoảng 4000 - 4500 sinh viên (Mục tiêu của Tỉnh nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 28% vào năm 2010). Bước vào thời kỳ xây dựng tỉnh Công nghiệp hoá, với các khu công nghiệp lớn như: KCN Quế võ, KCN Yên phong, KCN Tiên sơn, KCN Hoàn sơn- Đại đồng, cùng các làng nghề truyền thống như: Đồng kỵ, Phù lãng, Đa hội.... Các khu vực này đòi hỏi nguồn nhân lực qua đào tạo rất lớn, đặc biệt là lao động có tay nghề cao.
Hiện nay, hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh có 48 cơ sở đăng ký dạy nghề gồm: 02 Trường Cao đẳng nghề (công lập), 15 Trường Trung cấp nghề (3 Trường công lập và 12 Trường ngoài công lập), 20 trung tâm dạy nghề (7 Trung tâm dạy nghề là công lập của các Huyện, Thị xã, Thành phố), 8 Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có hoạt động dạy nghề và 3 Trung tâm giới thiệu việc làm có hoạt động dạy nghề. Trong đó có một số trung tâm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường nghề của các Ban, ngành và công ty cổ phần có tham gia đào tạo nghề, các trường và trung tâm đó đa số là vừa thành lập hoặc đăng ký hoạt động nhưng theo đánh giá chung, các trường này còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị (thuê mượn), chương trình, giáo trình dạy nghề thiếu và đội ngũ giáo viên phần lớn là thỉnh giảng, nên việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao còn rất hạn chế. Trong khi hàng năm Bắc Ninh có khoảng hơn 2 vạn học sinh tốt nghiệp THPT, khoảng 30% số học sinh này thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, một phần thi vào các trường trung cấp chuyên nghiệp còn lại theo học nghề tại các trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Với qui mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc đáp ứng được nhu cầu của người học nghề và đội ngũ công nhân có tay nghề cao để thích ứng với công nghệ mới, hiện đại rất hạn chế.
Các cơ sở đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn, chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, cơ khí, vật liệu mới, đặc biệt thiếu những kỹ sư, kỹ thuật viên khuôn mẫu, những lao động quan trọng của công nghiệp phụ trợ (hỗ trợ) để có thể tăng dần tỷ lệ nội địa của những sản phẩm giá trị cao như: ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính, máy in...mà các doanh nghiệp FDI đang sản xuất, thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động dẫn đến thị trường lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo.
Hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh, phân bố tương đối đồng đều (Phụ lục 1) .Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở đào tạo này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mới ở cấp độ dạy nghề sơ cấp, Trung cấp, nghề thường xuyên, ở cấp độ nghề cao như cao đẳng nghề mới chỉ có 2 Trường, số học sinh chiếm tỷ lệ thấp 5,7% tổng số học sinh học nghề. Phần lớn các nghề đào tạo là may công nghiệp, tin học văn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí… những nghề có hàm lượng kỹ thuật thấp mang tính chất giải quyết việc làm cấp bách. Các cơ sở dạy nghề nhìn chung quy mô còn nhỏ, năng lực không cao, sự phân bố cũng chưa thật sự đồng đều phần lớn tập trung tại Thành phố Bắc Ninh và Thị xã Từ Sơn… các huyện Gia Bình, Lương Tài còn ít cơ sở đào tạo nghề.
3.3.2.2. Qui mô, cơ cấu đào tạo nghề
Tính riêng năm 2011 Bắc Ninh đã đào tạo được 1.382 lao động trình độ cao đẳng, 1.840 Trung cấp và 25.109 sơ cấp, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 70%. Đến nay 8/8 các Huyện, Thị xã, Thành phố có Trung tâm dạy nghề.
Số cơ sở dạy nghề ngày càng tăng cùng với việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo làm cho quy mô tuyển sinh vào học nghề ngày một tăng. Cụ thể tình hình thực hiện các chỉ tiêu về đào tạo nghề như sau:
* Đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề
Chỉ tiêu đào tạo này tập trung chủ yếu ở một số cơ sở dạy nghề như: Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh, Cao đẳng nghề Cơ điện & xây dựng Bắc Ninh, Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh, Cao đẳng Thuỷ Sản, Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, Cao Đẳng Công nghệ Bắc Hà…kết quả đào tạo năm 2011 như sau:
- Cao đẳng nghề: tuyển mới: 711 người; tốt nghiệp: 1.382 người - Trung cấp nghề: tuyển mới: 2.103 người; tốt nghiệp: 1.840 người Trong những năm gần đây, thêm nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập ra đời nhưng số người học nghề còn hạn chế nên gây khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Đào tạo sơ cấp nghề
Tuyển mới: 25.673 người; tốt nghiệp: 25.109 người trong đó: - Đào tạo lái xe: 16.791 người.
- Đào tạo sơ cấp nghề khác: 1.153 người.
Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 47,5% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 33,6% năm 2011.
* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong công tác đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng đặc biệt đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là lực lượng lao động chiếm 2/3 tổng số lao động của Tỉnh nhằm phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quết việc làm cho người lao động. Đối với LĐNT học nghề ngắn hạn được hỗ trợ kinh phí 1,5 triệu đồng/người/khoá học, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi nhất cho LĐNT có nghề mới để thay đổi phương thức làm ăn, tăng thu nhập, phát triển kinh tế. Bắc Ninh đã xây dựng Phương án hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 126/QĐ- UBND ngày 13/12/2006.
- Số LĐNT được hỗ trợ học nghề: 7.165 người. - Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học: Trên 70%
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo trong 03 tháng cho 03 nhóm đối tượng như sau: - Năm 2010: Mức 300.000đồng/người/tháng.
- Năm 2011: Chia theo 03 nhóm nghề.
Đồng thời, những người thuộc nhóm đối tượng 1 được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên theo quy định:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.4: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2006 - 2008)
Stt Nghề 2006 (1.150 tỷ.đ) 2007 (3 tỷ.đ) 2008 (4,5 tỷ.đ) Tổng Lớp H/s Lớp H/s Lớp H/s Lớp H/s
1 May công nghiệp 14 428 19 600 16 480 49 1.508
2 Công nghệ thông tin 11 340 18 560 22 660 51 1.560
3 Kỹ thuật trồng trọt 5 160 10 310 36 1080 51 1.550 4 Tin học 7 220 26 800 50 1.500 83 2.520 5 Mộc mỹ nghệ 2 60 2 60 0 0 4 120 6 Nuôi trồng thủy sản 5 160 7 230 14 420 26 810 7 Điện Tử 1 30 4 120 5 150 8 Điện DD & CN 4 130 3 90 7 220
9 Mây tre đan 16 510 19 570 35 1.080
10 Gốm 2 60 2 60 4 120 11 Hàn 6 210 1 30 7 240 12 Thủ công XK (đan thêu) 6 180 6 180 Tổng 44 1.368 111 3.500 173 5.190 328 10.058
*Nguồn: Sở LĐ TB & XH tỉnh Bắc Ninh
Mặc dù đã có nhiều ưu đãi đối với LĐNT, song các cơ sở đào tạo nghề cấp huyện còn rất khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, nên việc mở rộng ngành nghề, đặc biệt là những nghề kỹ thuật là rất khó, chưa làm được.
Điều dễ nhận thấy lĩnh vực đào tạo nghề LĐNT Bắc Ninh đã có bước phát triển rõ nét cả về lượng và chất: Nếu như năm 2009 mới chỉ có bảy nghìn LĐNT được đào tạo thì năm 2010 đạt 11 nghìn, năm 2011 có hơn 10 nghìn LĐNT của tỉnh tham gia học nghề, tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 13 nghìn lao động, tăng 19% so cùng kỳ năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau 2 năm (2010-2011) thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho LĐNT, với tinh thần “khẩn trương, đồng bộ và quyết tâm cao” cả nước triển khai tích cực và cơ bản hoàn thành các mục tiêu Đề án đặt ra. Cả nước có gần 800 nghìn lao động được học nghề, riêng Bắc Ninh là hơn 17 nghìn người được học nghề bằng chính sách của Đề án. Thông qua Đề án, Bắc Ninh đã tổ chức 571 lớp đào tạo nghề, trong đó nông nghiệp 228 lớp; làng nghề 85 lớp và công nghiệp, dịch vụ 258 lớp với tổng số 17.158 người được hỗ trợ học nghề, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 70%. Kết quả này đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu LĐNT, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, giúp nông dân chuyển đổi nghề, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định an ninh chính trị tại địa phương.
Sau 2 năm thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo nông dân thiếu việc làm, Bắc Ninh đã có nhiều nỗ lực và thu được những kết quả khả quan. Song bên cạnh đó cũng còn những khó khăn vướng mắc trong giải quyết việc làm sau khi học nghề để đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân.
Mỗi năm trên địa bàn tỉnh đào tạo được khoảng 12.000 LĐNT. Hiện nay, cả tỉnh có 8 trung tâm dạy nghề cấp huyện đào tạo nghề cho LĐNT, được quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo. Những làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một được các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện dạy nghề và hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khôi phục. Điển hình như làng nghề truyền thống đúc dát đồng Đào Viên (Thuận Thành) đã mở hai khóa đào tạo nghề đúc dát đồng cho 60 học viên, học xong học viên được hỗ trợ vay vốn và có cơ sở bao tiêu sản phẩm; làng nghề mộc truyền thống thôn Bình Cầu, Hoài Thượng (Thuận Thành) cũng đang được quan tâm khôi phục…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo cho lao động nông thôn năm 2011
Đơn vị: Người
TT Đơn vị TH 2010 TH 2011 KH 2012
1 Trường CĐN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh 240 150 240
2 Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng BN 330 159 240
3 Trường CĐ Thuỷ Sản 353 150 150
4 Trung tâm dạy nghề -Trường CĐCN Bắc Hà 390 142
5 Trường TCN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh 450 270 450
6 Trường TCN KTKT & TCMNTT Thuận Thành 1.410 660 720
7 Trường TCN Đông Đô 297 140 360
8 TTDN TP. Bắc Ninh 1.140 840 1.020
9 TTDN huyện Yên Phong 600 600 510
10 TTDN huyện Lương Tài 960 662 750
11 TTDN huyện Quế Võ 990 600 600
12 TTDN huyện Gia Bình 570 510 540
13 TTDN huyện Tiên Du 660 609 750
14 TTDN thị xã Từ Sơn 240 370 450
15 Trung tâm Dạy nghề-PHCN cho người tàn tật 149 180
16 TTDN và ứng dụng công nghệ CTA 390 210 510
17 TTDN IDT 300 120
18 Trường TC KTKT Công thương CCI 390 120 450
20 TTGTVL Thanh Niên 450 180 300
21 TTGTVL Hội nông dân 360 129 210
22 TT Kỹ thuật TH hướng nghiệp Bắc Ninh 0 90 300
23 TTDN và chuyển giao công nghệ
VACVINA 120 240
24 Trung tâm NDNCC & BTXH 0 60 150
25 Công ty Đào thị 0 125 210
26 TTGTVL Bắc Ninh 390 0 270
Tổng cộng: 10.910 7.165 9.600
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên kết quả đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian học nghề 3 tháng, nhiều học viên đã nản chí không theo đến cuối khóa bởi những LĐNT học nghề chủ yếu có độ tuổi từ 35-47 là trụ cột gia đình, việc dành thời gian 3 tháng liên tục cũng là một điều khó khăn. Số lao động trẻ ở nông thôn cần học nghề có kỹ thuật cao để vào các khu công nghiệp thì trình độ văn hóa thấp… Giải quyết việc làm sau học nghề cũng còn nhiều khó khăn. Số nông dân học nghề xong chưa áp dụng được vào thực tiễn vẫn còn nhiều do khi đào tạo nghề không phù hợp với điều kiện địa phương.
Công tác đào tạo nghề LĐNT đang được triển khai theo hướng đa dạng các loại hình, các ngành nghề đào tạo: Dạy nghề tại cộng đồng gắn với nhu cầu việc làm; liên kết với trường dạy nghề để đào tạo liên thông; liên kết với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đào tạo nghề và tạo việc làm theo địa chỉ; có chế độ khuyến khích người học từng bước nâng cao trình độ lao động. Nhiều trường đào tạo nghề mở hệ cao đẳng và liên thông đại học.
Một cách đào tạo khác là nhân cấy nghề mới với phương thức kết hợp Nhà nước-doanh nghiệp-người lao động, dạy nghề, giải quyết việc làm LĐNT gắn liền với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm có sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước với các nghề thêu, mộc dân dụng, may công nghiệp, cơ khí...tạo việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động.
3.4. Thực trạng nguồn thu của cơ sở đào tạo nghề công lập từ năm 2009 đến nay
3.4.1 Thực trạng nguồn thu của Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật
Bắc Ninh (CĐNKTKTBN)
3.4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
*Khái quát quá trình phát triển
- Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành (1982), sự phát triển của nhà trường luôn gắn chặt với nhiệm vụ chung của đất nước, thành tích của nhà trường đã góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trường Trung cấp nghề Bắc Ninh (Nay là Trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh) được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Trường công nhân kỹ thuật thuộc các cơ quan: Ty Công nghiệp, Ty Xây dựng, Ty Thuỷ lợi, theo quyết định số 430 QĐ/UB ngày 07/10/1982 của UBND tỉnh Hà Bắc.
- Giai đoạn 1982 - 1987 Trường có tên là: Trường công nhân kỹ thuật Hà Bắc.
- Giai đoạn 1988 - 1996 mang tên: Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy