5. Kết cấu của Luận Văn
4.2.1.1. Đổi mới cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư
dạy nghề
* Nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo: Do đào tạo nghề với đặc thù là đầu tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém về nguyên nhiên vật liệu thực hành, đối tượng học nghề chủ yếu là người nghèo như vậy NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo, tăng về số tuyết đối chi cho dạy nghề để thực hiện chủ trương đào tạo nghề theo các cấp trình độ đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH, phổ cập nghề cho người lao động..., NSNN cần phải tiếp tục ưu tiên chi 60% trong tổng chi cho dạy nghề để đạt tỷ lệ 12% trong tổng chi NSNN cho giáo dục - đào tạo vào năm 2013 và ở mức 15% trong giai đoạn 2015-2020 trong đó:
- Nhu cầu chi thường xuyên cho dạy nghề được xác định trên cơ sở nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ lao động qua đào tạo nghề và mức chi phí thường xuyên tối thiểu dự kiến cho từng cấp trình độ dạy nghề đối với đào tạo nghề đại trà. Đối với mức chi phí đào tạo nghề chất lượng cao ở cấp độ quốc tế, khu vự trọng điểm quốc gia dự kiến như sau:
+ Trình độ cao đẳng nghề: Năm 2013 dự kiến chi là 10trđ/hs/năm và tăng dần lên mức 18trđ/hs/năm vào năm 2020.
+ Trình độ trung cấp nghề: Năm 2013 dự kiến là 8trđ/hs/năm và tăng dần lên mức 15trđ/hs/khoá vào năm 2020.
+ Trình độ sơ cấp nghề: Năm 2013 dự kiến là 5trđ/hs/khoá và tăng dần lên mức 8trđ/hs/khoá vào năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Lương giáo viên dạy nghề: Trên cơ sở lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, nhu cầu tiền lương cho giáo viên và CBQL dạy nghề giai đoạn 2011-2020 là 52.500 tỷ đồng, chiếm 50% chi thường xuyên.
+ Vốn đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư hoàn chính cho từng nghề, từng ngành, từng cơ sở đào tạo, cụ thể sẽ ưu tiên tập trung đầu tư hoàn chỉnh toàn diện cho 26 nghề đạt trình độ quốc tế, 49 nghề đạt trình độ khu vự và 107 nghề đạt cấp độ trọng điểm quốc gia, với mực tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 40 trường đào tạo nghề chất lượng cao.
* Học phí dạy nghề được tính toán, xây dựng theo nguyên tắc
- Mức học phí phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo theo từng cấp trình độ, ngành nghề đào tạo. Đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập học phí phải đảm bảo đủ trang trải các chi phí thường xuyên, có tích lũy để đầu tư phát triển, đối với cơ sở dạy nghề công lập học phí là khoản bổ sung cùng với NSNN và các nguồn khác để đảm bảo chi phí đào tạo.
- Nhà nước phải đảm bảo Ngân sách để thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, học sinh học ở ngành nghề Nhà nước khuyến khích đào tạo, ngành nghề nặng nhọc, độc hại khó tuyển trong các cơ sở dạy nghề (không kể đó là cơ sở công lập hay ngoài công lập).
- Tiếp tục hỗ trợ Ngân sách để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh học nghề được vạy vốn tín dụng để trang trải các chi phí cho sinh hoạt, học tập. Chuyển chế độ miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên các trường sư phạm sang chế độ ưu tiền cho vay trong cả quá trình học tập, khi ra trường nếu làm giáo viên thì sẽ được xoá nợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giảm tỷ trọng đóng học phí hiện nay là 20% xuống khoảng 15% trong tổng chi cho dạy nghề, bằng cách tăng tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp từ 5% hiện nay lên 10% trong giai đoạn 2015-2020 nhằm tăng qui mô tuyển sinh học nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời nâng trách nhiệm của doanh nghiệp là người sử dụng lao động qua đào tạo nghề.
* Nguồn đóng góp của doanh nghiệp cho đào tạo nghề
Phải xây dựng cơ chế chính sách để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp (tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) dưới các hình thức như tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở dạy nghề, liên kết với các cơ sở dạy nghề để giáo viên, học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất... và phải có nghĩa vụ đóng kinh phí vào Quỹ hỗ trợ phát triển đào tạo nghề trên số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp. Tổng số đóng góp của doanh nghiệp phải đảm bảo 10% trong tổng số đầu tư cho đào tạo nghề trong giai đoạn từ 2015-2020.
* Nguồn thu của cơ sở dạy nghề từ hoạt động sản xuất, dịch vụ
Mở rộng sản xuất gắn với việc thực tập của học sinh trong các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và tạo nguồn thu để bổ sung kinh phí đào tạo. Đến năng 2015 100% số trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động dạy nghề phục vụ xã hội. Đồng thời tạo ra nguồn thu để đầu tư cho đào tạo nghề đạt từ 3-5% trong tổng số đầu tư cho đào tạo nghề.
* Nguồn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dù nguồn vốn vay nước ngoài cho dạy nghề sẽ giảm dần trong thời gian tới. Nhưng các khoảng đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tăng dần. Chính phủ phải xây dựng cơ chế chính sách về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề theo hướng thông thoáng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuận lợi nhằm huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển dạy nghề, đặc biệt là các Dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phát triển chương trình, học liệu, đao tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.