5. Kết cấu của Luận Văn
1.2.10. Chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề của Nhà nước
* Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
Đào tạo nghề chiếm một vị trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 của Việt Nam. Do tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề nên Nhà nước ta đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách khuyến khích để tạo ra hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề phát triển.
- Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986) đã nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã hội, trong đó có nhiệm vụ: ''Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có văn hoá, có kỹ thuật, có kỷ luật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công láo động của xã hội''.
- Nghị quyết Đại hội Đảng VII (1991) đã đưa ra cơ chế quản lý chính sách đối với giáo dục và đào tạo với nội dung:
''+ Chính sách giáo dục và đào tạo hướng vào bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức, nhà kinh doanh, người quản lý, chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề đảm đương nhiệm vụ trước mắt và chuẩn bị tốt cho đất nước và thế hệ trẻ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI.
+ Đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả thiết thực, mở rộng quy mô phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
+ Phát triển nhiều hình thức hướng nghiệp, dạy và truyền nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân, hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khuyến khích các doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo, huấn luyện và dạy nghề. Phổ biến rộng rãi các nghề phổ thông, phát triển việc dạy các nghề kỹ thuật, nghiệp vụ bằng các lớp học ngắn hạn và dài hạn, học chính quy và không chính quy, đưa việc dạy nghề vào giáo dục phổ thông. Các phương tiện truyền thông đại chúng dành thời gian truyền bá kiến thức và giảng dạy theo chương trình....''
- Nghị quyết đại hội Đảng VIII (1996) đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng giai đoạn 1996 - 2000 như sau:
+ Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) trong độ tuổi lao động lên 55-60% và tỷ lệ những người lao động qua đào tạo trong tổng số lao động lên 22-25% vào năm 2000, bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cho các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề được đặt ra trong chương trình phát triển khoa học và công nghệ.
+ Nhiệm vụ và giải pháp:
Thông qua việc cải tiến hệ thống thông tin về lao động và thông qua các chính sách, các quy định của Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu đào tạo một cách hợp lý, nhằm đạt tới sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ và các trình độ và các ngành nghề khác nhau, đặc biệt bảo đảm được nhân lực cho các ngành mũi nhọn và các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, tăng nhanh tỷ trọng đào tạo ngành nghề dưới bậc đại học.
Kiện toàn, phát triển mạnh và bảo đảm chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, kể cả các cơ sở dân lập, tư nhân, các doanh nghiệp đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nghị quyết TW2 khoá VIII (1996) đưa ra các mục tiêu cụ thể:
+ Phát triển đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề, bảo đảm có được nhiều nhân tài cho đất nước vào thế kỷ 21.
+ Nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số giáo viên cho toàn hệ thống giáo dục. Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy và học. Phấn đấu sớm có một số cơ sở đại học và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+ Tǎng quy mô học nghề bằng mọi hình thức để đạt 22% - 25% đội ngũ lao động được qua đào tạo vào nǎm 2000. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình kinh tế - xã hội của từng vùng, phục vụ cho sự chuyển đổi lao động, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và nông nghiệp. Tǎng cường đầu tư, củng cố và phát triển các trường dạy nghề, xây dựng trường trọng điểm. Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu lao động
- Nghị quyết đại hội Đảng X đã chỉ ra mục tiêu của công tác dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 là: Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề...; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược,...Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dục chuyên nghiệp. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước.
Như vậy các văn bản của Nhà nước nói trên đều khẳng định phải mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ nhiều trình độ, coi trọng và đào tạo ra đội ngũ công nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành có chuyên môn sâu và phát triển đào tạo nghề nhiều cấp trình độ.
Từ những chính sách khuyến khích của Nhà nước đã tạo cơ hội cho các cơ sở đào tạo nghề mở rộng và phát triển, khi các CSĐTN được mở rộng và phát triển thì tổng nguồn thu của các cơ sở đó sẽ được tăng lên.
* Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề.
- Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển dạy nghề.
- Tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của mình. Phát triển các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Nâng cao tỉ lệ học sinh học nghề (ngắn hạn và dài hạn) ngoài công lập. Nhà trường, nhà giáo và học sinh các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập.
- Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường và các ngành, địa phương, các khu công nghiệp - khu chế xuất, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, xã hội… tạo điều kiện để xã hội có thế đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, danh mục đào tạo, nhu cầu các ngành nghề đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học, tiếp nhận học sinh học nghề đến thực tập, tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với mục tiêu phát triển kinh tế của Đất nước, Đảng và Chính phủ đã luôn quan tâm tới mọi mặt của Xã hội bằng các chính sách ưu đãi đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể. Trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, Nhà nước đã quan tâm và tạo điều kiện cho những người có khó khăn về kinh tế được theo đuổi ước mơ học tập của mình, để sau khi này có điều kiện và cơ hội tìm được việc làm nâng cao đời sống cho bản thân và gia đình. Bằng Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định này quyết định về tín dụng cho học sinh, sinh viên là: Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
1.3. Nguồn thu của cơ sở đào tạo nghề công lập và sự cần thiết phải tăng cƣờng nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đào tạo nghề với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên toàn xã hội đều phải cùng góp công, góp sức để thực hiện được mục tiêu lớn lao trong công tác đào tạo nghề. Bất kỳ một cơ sở đào tạo nghề nào muốn tồn tại và phát triển được thì đều phải có kinh phí để hoạt động. Đây là nhân tố quyết định xem cơ sở đào tạo nghề nên hoạt động với quy mô như thế nào, nên đào tạo những ngành nghề gì, nên mua sắm trang thiết bị giảng dạy ra sao, nên chi trả tiền lương cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên như thế nào.... Nguồn kinh phí hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề chính là nguồn thu của cơ sở đó. Với mỗi mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, nguồn thu sẽ khác nhau. Với cơ sở đào tạo nghề công lập trên cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng thì nguồn thu bao gồm:
- Nguồn thu từ NSNN cấp, nguồn này bao gồm: + Nguồn NSNN cấp thường xuyên
+ Nguồn NSNN cấp không thường xuyên.
+ Nguồn NSNN cấp từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia. - Nguồn thu ngoài NSNN cấp, nguồn này bao gồm:
+ Nguồn thu từ các khoảng học phí, lệ phí do người học đóng góp. + Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của cơ sở đào tạo nghề.
+ Nguồn thu khác.
1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập
Có rất nhiều lý do cần phải tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập, sau đây là những lý do chủ yếu:
Thứ nhất: Nguồn lực tài chính được sử dụng trong công tác đào tạo nghề còn có khoảng cách rất lớn giữa nhu cầu thực tế sử dụng đủ kinh phí cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đào tạo nghề với số dự toán thực cấp cho dạy nghề hiện nay. Bởi vì, các nguồn lực tài chính cho dạy nghề hiện tại đầu tư theo số tuyệt đối là rất thấp (khoảng 04%GDP), nhưng qui mô tuyển sinh đào tạo nghề năm sau tăng khoảng 16% so với năm trước.
Thứ hai: Giao Ngân sách hàng năm chậm không kịp giải ngân, phải trả lại kho bạc Nhà nước... dẫn đến suất đầu tư cho dạy nghề càng giảm, bỏ xa khoảng cách so với nhu cầu thực tế kinh phí phải chi cho đào tạo nghề đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ ba: Tốc độ tuyển sinh học nghề trong các năm qua tăng gấp 3 lần so với tốc độ tăng nguồn lực đầu tư từ NSNN cho đào tạo nghề. NSNN chỉ đảm bảo cho đào tạo nghề theo tốc độ tăng NSNN bình quân hàng năm. Trong khi các nguồn lực tài chính khác đầu tư cho đào tạo nghề không tăng: Giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu thực hành tăng nhanh, lạm phát năm sau cao hơn năm trước...
Thứ tư: Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở đào tạo nghề công lập nhìn chung còn hạn chế. Về tác dụng, nguồn Ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp và nguồn thu của các cơ sở đào tạo nghề công lập còn thấp thì các cơ sở đào tạo nghề không có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên khi thực hiện chính sách tăng lương và tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1.4. Những điều kiện cơ bản để tăng cƣờng nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập
- Nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh.
Hiệu quả của công tác tuyển sinh được thể hiện số lượt người đăng ký và tham gia vào lớp học nghề của CSĐTN. Khi số lượng người học nghề tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lên thì nguồn thu từ học phí, lệ phí sẽ tăng lên và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đi kèm liên quan đến người học nghề cũng tăng lên.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra những sản phẩm có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. Khi sản phẩm có thể áp dụng vào thực tế sản xuất thì đơn vị có thể bán ra thị trường, khi sản phẩm bán ra thị trường tức hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được mở rộng và đi lên, khi đó nguồn thu sẽ được đa dạng hoá.
- Nâng cao chất lượng đào tạo: Khi chất lượng đào tạo được nâng lên sẽ tác động tích cực đến công tác tuyển sinh và đồng thời sẽ nhận được ưu tiên của các Chương trình mục tiêu quốc gia, khi đó nguồn thu của đơn vị sẽ tăng lên.
- Cần xác định đúng chi phí đào tạo thực tế, khả năng chi trả của người học và mức Nhà nước hỗ trợ: Khi chúng ta xác định được chi phí đào tạo thực tế , khả năng chi trả của người học và mức Nhà nước hỗ trợ của từng ngành, từng lĩnh vực thì chúng ta sẽ có những kế hoạch chi tiêu phù hợp tránh lãng phí. Từ việc xác định đúng chi phí đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc xin tăng hỗ trợ thêm của Nhà nước. Từ đó cũng làm gia tăng được nguồn thu (Thu không thường xuyên).
- Đa dạng hoá loại hình hoạt động: Ngoài hoạt động chính thì CSĐTN công lập nên đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động để có thể đa dạng hoá nguồn thu.
1.5. Kinh nghiệm ở trong và ngoài nƣớc về vấn đề tăng cƣờng nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập
Thực tiễn cho thấy hầu hết các nền kinh tế của các nước Đông Á, nỗ lực đầu tư đào tạo nghề là một trong những bí quyết thành công của họ. Do