5. Kết cấu của Luận Văn
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Bắc Ninh là một tỉnh cách thủ đô Hà Nội 30km về phía Bắc, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh là một tỉnh công nghiệp với nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Quế võ (là khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc), KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng, KCN Visip, KCN Thuận Thành ..., nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù khê.... Cùng với hệ thống các khu công nghiệp mở rộng về quy mô và số lượng thì dẫn đến hệ quả là lao động nông thôn cần phải chuyển đổi nghề, mà muốn chuyển đổi nghề thì người lao động cần được đào tạo, bên cạnh đó nhu cầu nhu cầu về lao động đã qua đào tạo nghề của các khu công nghiệp là rất lớn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có cung thì ắt có cầu. Nắm bắt được nhu cầu về nguồn lao động thì Nhà nước sẽ được chú trọng đầu tư để phát triển hệ thống, chất lượng các cơ sở đào tạo nghề mà nhất là CSĐTN công lập. Bắc Ninh với vị trí thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội và một tỉnh công nghiệp trẻ sẽ thể hiện được phần nào đó về nhu cầu đào tạo nghề đại diện cho các tỉnh khác trên cả nước. Như vậy chọn cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh làm điểm nghiên cứu là hợp lý.
Luận Văn tập trung nghiên cứu một số cơ sở đào tạo nghề công lập điển hình là: Trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh, Trung tâm lái xe cơ giới đường bộ Bắc Ninh, Trung tâm dạy nghề thị xã Từ Sơn.