Thực trạng công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập (Trang 52 - 56)

5. Kết cấu của Luận Văn

3.3.1. Thực trạng công tác đào tạo nghề

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. Năm 2011 cả nước có 136 trường cao đẳng nghề, 308 trường trung cấp nghề, 849 trung tâm dạy nghề (trong đó có 296 trung tâm ngoài công lập) và hơn 1000 cơ sở khắc (các cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp,...) tham gia dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 35,4%.

- Số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 ngàn người (ngoài công lập 170 ngàn) năm 2001 lên 1,860 triệu người (ngoài công lập 700 ngàn) năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2011, tăng 2,01 lần, trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 3,3 lần.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, quy mô đào tạo tăng đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2011 đạt 32%.

- Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được chú trọng đầu tư phát triển như giáo viên dạy nghề (năm 2010 có khoảng 35.000 giáo viên dạy nghề tăng hơn 4 lần so với năm 2001), phát triển chương trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề... từ năm 2008 đã triển khai kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động. Ban hành hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và qui trình kiểm định chất lượng.

- Tính đến hết năm 2011, tổng số giảng viên, giáo viên (gọi chung là giáo viên) dạy nghề ở trường CĐN, TCN, TTDN là 35.800 người, trong đó giáo viên dạy ở các trường nghề là 24.200 người (dạy ở các trường CĐN là 12.800 người, giáo viên dạy ở các trường TCN là 11.400 người), giáo viên dạy ở các TTDN là 11.600 người. Chia theo cấp trình độ giảng dạy có 6.880 giáo viên dạy chuyên môn nghề ở trình độ cao đẳng nghề 8.630 giáo viên dạy chuyên môn nghề ở trình độ TCN, 16.150 giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề và 4.140 giáo viên dạy môn chung. Chất lượng giáo viên từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Về cơ bản giáo viên trong các trường nghề đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó giáo viên dạy trình độ CĐN có trình độ thạc sỹ trở lên là 18,3%, giáo viên dạy trình độ TCN có trình độ thạc sỹ trở lên là 5,4%, giáo viên dạy sơ cấp nghề có trình độ thạc sỹ trở lên là 1%, có 80,8% giảng viên dạy CĐN,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71,2% giáo viên dạy TCN đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, hiện có 15,9% giáo viên chỉ dạy lý thuyết nghề, 25,7% giáo viên chỉ dạy thực hành nghề, khoảng 57,8% số giáo viên dạy tích hợp lý thuyết và thực hành nghề. Có 82% giáo viên ở trường CĐN và 65% giáo viên trường TCN đạt chuẩn trình độ tiếng Anh từ A trở lên, trong đó trình đọ C và cử nhân là 23% và 11%. Có 80% giáo viên đạt trình độ Tin học từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân chiếm 13%.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các CSDN đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80- 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo, 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên.

- Dạy nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu được chú trọng. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo đó, bình quân mỗi năm có khoảng 1 triệu lao động nông thông được đào tạo nghề để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp hiện đại.

- Đã có một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi người có nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề một cách dễ dàng, đồng thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên dạy nghề cho những nhóm người yếu thế như: Người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật và chính sách ưu tiên dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, cho lao động nông thôn. Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việt làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%). NSNN chi cho đào tạo nghề tăng dần qua các năm (năm 2001 chiếm 4,9 % trong tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo, năm 2010 khoảng 9%).

- Phát triển dạy nghề ở khu vực ngoài công lập đạt được kết quả bước đầu. Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh phát triển dạy nghề ngoài công lập, đã huy động được khoảng 40% từ nguồn ngoài NSNN cho dạy nghề. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề. Năm 2001, số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 22,88% đến năm 2011 tăng lên 35,4% thu hút khoảng 30% học sinh vào học nghề trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Tuy nhiên, Dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đó là:

- Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như: Tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn sơ với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

- Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực cộng nghiệp và dịch vụ còn chậm.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập: Giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.

- Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chưa đồng bộ. - Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chưa thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động, chưa có văn bản xác định doanh nghiệp là một trong những chủ thể của hoạt động dạy nghề.

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập (Trang 52 - 56)