5. Kết cấu của Luận Văn
3.6.2.2. Về cơ chế phân bổ Ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề
* Hiện tại cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề không nắm được tổng nguồn Ngân sách toàn ngành dạy nghề. Theo chức năng quản lý Nhà nước thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải được phối hợp cùng với Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch Đầu tư tham gia phân bổ Ngân sách cho toàn ngành dạy nghề. Nhưng thực tế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới chỉ được tham gia phân bổ Ngân sách CTMTQG còn Ngân sách chi thường xuyên và chi XDCB thì chưa tham gia.
* Tính gắn kết giữa mục tiêu đào tạo nghề và phân bổ Ngân sách hàng năm chưa thực sự thúc đẩy phát triển dạy nghề. Do quản lý Ngân sách theo kiểu truyền thống, không gắn kết việc cấp phát Ngân sách với việc thực hiện các mục tiêu đào tạo nghề nên dẫn đến hiệu quả thấp, các nhà quản lý Ngân sách chỉ công bố được những số lớn về chi Ngân sách cho dạy nghề mà không quan tâm đến cơ cáu và qui mô đào tạo theo cấp trình độ dạy nghề..., nên việc phân bổ và sử dụng các nguồn Ngân sách chưa mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn.
* Tầm nhìn ngắn hạn thiếu chủ động về nguồn Ngân sách cho dạy nghề. Do việc phân bổ dự toán và quản lý Ngân sách như hiện nay chỉ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tâm đến lợi ích trước mắt, từng năm một chưa có tầm nhìn trung hạn, dài hạn. Bởi vì việc phân bổ Ngân sách hiện nay bị chi phối bởi quá nhiều nguyên tắc quản lý Ngân sách như: cứ hết năm Ngân sách thì số dự toán hết hiệu lực, việc quyết toán chỉ chú trọng đến việc thực hiện chi Ngân sách có hết dự toán hay không? chứ chưa quan tâm nhiều đến mục tiêu đào tạo nghề, hiệu quả sử dụng nguồn Ngân sách.
* Việc phân bổ Ngân sách cho dạy nghề hiện nay dựa trên cơ sở nguồn thu Ngân sách, qui mô tuyển sinh ''đầu vào'' không chưa dự trên chất lượng, hiệu quả đào tạo ''đầu ra'', phân bổ nguồn lực tài chính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, không ưu tiên phân bổ tập trung hoàn thiện theo nghề trọng điểm, ngành trọng điểm, theo cấp trình độ của cơ sở đào tạo quốc tế, khu vực hoặc trọng điểm...