Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập (Trang 48 - 124)

5. Kết cấu của Luận Văn

3.1.7. Nguồn nhân lực

Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng kinh tế trung du Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% NNL mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và Trung học cơ sỏ nhưng số tốt nghiệp Trung học phổ thông chỉ 27,2%.

Năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%).

3.1.8. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh những năm qua

Sau hơn hơn 10 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mọi mặt. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế được tăng cường, truyền thống văn hiến và cách mạng được khơi dậy và phát huy, môi trường đầu tư hấp dẫn, kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững. Nhất là trong 5 năm 2006-2010 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã phát triển nhanh theo hướng bền vững, quy mô nền kinh tế lớn mạnh không ngừng, năm 2010 lớn gấp 2 lần năm 2005.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Tăng trƣởng kinh tế qua 2 giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010

Ngành 2001-2005 (%) 2006-2010 (%)

Tăng trưởng kinh tế 13,9 15,3

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,2 1,15

II.Công nghiệp và xây dựng 20,3 18,7

III. Dịch vụ 14,9 18,9

*Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm 2001 - 2010

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau tăng cao hợp giai đoạn trước, bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 15,3% hơn mức 13,9% bình quân năm của thời kỳ 2001-2005. Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút và giải quyết được việc làm cho người lao động. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng bình quân mỗi năm 27,9%, năm 2010 đạt 1.780 USD.

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2005 2010

Cân đối Ngân sách

+ Thu Ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 254,7 1.194 5.718

+ Chi Ngân sách địa phương Tỷ đồng 531,2 1.403 5.724

Số lượng các khu công nghiệp KCN 1 5 15

Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án 1 16 275

Giá trị kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 38,75 95,7 2.185

Giá trị kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 49,01 161,3 2.100

Số trường Đại học, Cao đẳng Trường 2 4 10

Số trường dạy nghề Trường 6 19 32

*Nguồn: Tổng hợp từ niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh

Qua các bảng số liệu trên cho ta thấy mức độ phát triển nhanh của kinh tế Bắc Ninh, trong vòng 10 năm tăng 10,6 lần, thu Ngân sách tăng 22,4 lần;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trị xuất khẩu tăng 56,3 lần. Có được kết quả này là do có sự dịch chuyển mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế: phát triển công nghiệp với 15 KCN tập trung và hàng chục cụm công nghiệp nhỏ, công nghiệp làng nghề, số dự án đầu tư nước ngoài tăng nhanh, quy mô lớn đã tạo ra nhiều việc làm thu hút một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp với năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ có năng suất cao hơn, làm thay đổi cả cơ cấu lao động xã hội. Cùng quá trình này số Trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề trên địa bàn cũng phát triển mạnh (tăng hơn 5 lần) nhằm đào tạo nguồn lao động mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với việc xây dựng và phát triển cơ sở đào tạo nghề công lập

* Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 11/04/2002 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 với mục tiêu mạng lưới trường dạy nghề:

- Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo, tập trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường dạy nghề chất lượng cao, các trường đào tạo nghề trình độ cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ, ngành, địa phương phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề và theo vùng miền, thành lập các trường mới ở các tỉnh chưa có trường, ở các vùng kinh tế động lực, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về lao động được đào tạo nghề, hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải Trung Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đến năm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy nghề, mỗi quận huyện có một trung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận, huyện có trường dạy nghề.

* Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH do Bộ trưởng bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký ngày 02/10/2006 về việc phê duyệt '' Quy hoạch phát triển mạng lưới Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 '' với mục tiêu:

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp cả nước, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp. Xây dựng một số có sở dạy nghề chất lượng cao, một số trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

- Mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng dạy nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ.

- Đến năm 2010: Có 90 trường cao đẳng nghề, 270 trường trung cấp nghề (trong đó 40 trường chất lượng cao, 03 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới) và 750 trung tâm dạy nghề. Mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường trung cấp nghề hoặc trường cao đẳng nghề, mỗi quận huyện, thị xã có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc cụm huyện có trường trung cấp nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn.

- Đến năm 2020: Có 250 trường cao đẳng nghề, 400 trường trung cấp nghề và 900 trung tâm dạy nghề (trong đó có 80 trường chất lượng cao, 10 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 29/02/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu:

- Đến năm 2015 có khoảng: 190 trường cao đẳng nghề (60 trường ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường cao đẳng nghề và 1 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề.

- Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

3.3. Thực trạng phát triển các cơ sở đào tạo nghề công lập từ năm 2009 đến nay đến nay

3.3.1. Thực trạng công tác đào tạo nghề

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, miền. Năm 2011 cả nước có 136 trường cao đẳng nghề, 308 trường trung cấp nghề, 849 trung tâm dạy nghề (trong đó có 296 trung tâm ngoài công lập) và hơn 1000 cơ sở khắc (các cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp,...) tham gia dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 35,4%.

- Số lượng tuyển sinh dạy nghề tăng từ 887,3 ngàn người (ngoài công lập 170 ngàn) năm 2001 lên 1,860 triệu người (ngoài công lập 700 ngàn) năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2011, tăng 2,01 lần, trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề tăng 3,3 lần.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề mở rộng, quy mô đào tạo tăng đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2011 đạt 32%.

- Các nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, từng bước phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được chú trọng đầu tư phát triển như giáo viên dạy nghề (năm 2010 có khoảng 35.000 giáo viên dạy nghề tăng hơn 4 lần so với năm 2001), phát triển chương trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở dạy nghề... từ năm 2008 đã triển khai kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động. Ban hành hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn và qui trình kiểm định chất lượng.

- Tính đến hết năm 2011, tổng số giảng viên, giáo viên (gọi chung là giáo viên) dạy nghề ở trường CĐN, TCN, TTDN là 35.800 người, trong đó giáo viên dạy ở các trường nghề là 24.200 người (dạy ở các trường CĐN là 12.800 người, giáo viên dạy ở các trường TCN là 11.400 người), giáo viên dạy ở các TTDN là 11.600 người. Chia theo cấp trình độ giảng dạy có 6.880 giáo viên dạy chuyên môn nghề ở trình độ cao đẳng nghề 8.630 giáo viên dạy chuyên môn nghề ở trình độ TCN, 16.150 giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề và 4.140 giáo viên dạy môn chung. Chất lượng giáo viên từng bước được nâng lên cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Về cơ bản giáo viên trong các trường nghề đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó giáo viên dạy trình độ CĐN có trình độ thạc sỹ trở lên là 18,3%, giáo viên dạy trình độ TCN có trình độ thạc sỹ trở lên là 5,4%, giáo viên dạy sơ cấp nghề có trình độ thạc sỹ trở lên là 1%, có 80,8% giảng viên dạy CĐN,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71,2% giáo viên dạy TCN đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, hiện có 15,9% giáo viên chỉ dạy lý thuyết nghề, 25,7% giáo viên chỉ dạy thực hành nghề, khoảng 57,8% số giáo viên dạy tích hợp lý thuyết và thực hành nghề. Có 82% giáo viên ở trường CĐN và 65% giáo viên trường TCN đạt chuẩn trình độ tiếng Anh từ A trở lên, trong đó trình đọ C và cử nhân là 23% và 11%. Có 80% giáo viên đạt trình độ Tin học từ A trở lên, trong đó trình độ C và cử nhân chiếm 13%.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng được cải thiện nên chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực, đào tạo nghề đã gắn với sử dụng lao động. Kỹ năng nghề của học sinh tốt nghiệp các CSDN đã được nâng lên. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, 80- 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng trình độ đào tạo, 30% có kỹ năng nghề từ khá trở lên.

- Dạy nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu được chú trọng. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo đó, bình quân mỗi năm có khoảng 1 triệu lao động nông thông được đào tạo nghề để chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ hoặc làm nông nghiệp hiện đại.

- Đã có một số cơ chế chính sách tạo cơ hội học nghề để mọi người có nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề một cách dễ dàng, đồng thời đã chú trọng đến việc xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên dạy nghề cho những nhóm người yếu thế như: Người dân tộc thiểu số, người nghèo, người tàn tật và chính sách ưu tiên dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ, cho lao động nông thôn. Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việt làm trong nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo (chiếm khoảng 60%). NSNN chi cho đào tạo nghề tăng dần qua các năm (năm 2001 chiếm 4,9 % trong tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo, năm 2010 khoảng 9%).

- Phát triển dạy nghề ở khu vực ngoài công lập đạt được kết quả bước đầu. Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh phát triển dạy nghề ngoài công lập, đã huy động được khoảng 40% từ nguồn ngoài NSNN cho dạy nghề. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề. Năm 2001, số cơ sở dạy nghề ngoài công lập chiếm 22,88% đến năm 2011 tăng lên 35,4% thu hút khoảng 30% học sinh vào học nghề trong các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.

Tuy nhiên, Dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, đó là:

- Chất lượng đào tạo nghề, mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề và các kỹ năng mềm như: Tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm. Kỹ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn sơ với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

- Cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang khu vực cộng nghiệp và dịch vụ còn chậm.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập: Giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.

- Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chưa đồng bộ. - Việc chuyển đào tạo nghề từ năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập (Trang 48 - 124)