5. Kết cấu của Luận Văn
4.1.2.3. Về xác định nhu cầu tài chính cho dạy nghề đến năm 2020
Trên cơ sở ''Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020'', Bộ LĐTBXH dự kiến nhu cầu đầu tư cho dạy nghề đế năm 2020 khoảng 250.000 tỷ đồng trong đó:
Chi thường xuyên: 105.000 tỷ đồng Chi đầu tư phát triển: 95.000 tỷ đồng Chi CTMTQG: 50.000 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- NSNN là 150.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng chi NSNN cho dạy nghề và tăng từ 8% năm 2010 lên khoảng 15% vào năm 2020 trong tổng chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo, tương đương khoảng 0.8-1.1%GDP.
- Nguồn huy động xã hội hoá (học phí, viện trợ không hoàn lại, đóng góp của doanh nghiệp, thu sự nghiệp, thu SXKD, nguồn thu sổ số kiến thiết, trái phiếu Chính phủ...) là 100.000tỷ đồng chiếm 40% (trong đó học phí là 50.000 tỷ đồng chiếm 50% nguồn huy động xã hội hoá và bằng khoảng 47.6% tổng chi thường xuyên cho dạy nghề).
4.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng nguồn thu cho các cơ sở đào tạo nghề công lập
Các CSĐTN công lập hiện nay cần thay đổi nhận thức về nguồn vốn đầu tư (nguồn thu) có nghĩa không chỉ trong chờ vào nguồn từ NSNN mà phải đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư (nguồn thu) và tăng tính chủ động của các CSĐTN trong đầu tư tài chính, cụ thể là phải giảm dần đầu tư từ NSNN cho nội dung chi thường xuyên để bổ sung tăng đầu tư XDCB, đầu tư chiều sâu mua sắm trang thiết bị, đầu tư cho chương trình, mục tiêu đặc biệt chú trọng đầu tư cho chương trình về giáo trình, học liệu, thư viện, phòng thí nghiệm, cho đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
Với nguồn thu ngoài Ngân sách phải nâng tỷ lệ nguồn thu này trong tổng thu nhưng không nên trông chờ vào thu học phí mà cần khai thác các nguồn thu khác.
Khi các CSĐTN được giao quyền tự chủ về tài chính thì học phí là nguồn tài chính quan trọng nhất của CSĐTN chính vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng 'thương hiệu' cho riêng mình khi đó các CSĐTN cần xác định mức thu học phí sao cho phù hợp để vừa có nguồn tài chính tự chủ và nó cũng góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đào tạo nghề và thu hút được người học nghề ở trong và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thu nhập tự tạo của các CSĐTN có thể được chia thành các nguồn chính như: Thu nhập từ dịch vụ của các CSĐTN, thu nhập từ các hoạt động đào tạo và chương trình liên kết đào tạo, thu nhập từ nghiên cứu khoa học và dịch vụ tư vấn.
4.2.1. Giải pháp về chính sách
4.2.1.1. Đổi mới cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho dạy nghề dạy nghề
* Nguồn NSNN đóng vai trò chủ đạo: Do đào tạo nghề với đặc thù là đầu tư lớn về cơ sở vật chất thiết bị, chi phí tốn kém về nguyên nhiên vật liệu thực hành, đối tượng học nghề chủ yếu là người nghèo như vậy NSNN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo, tăng về số tuyết đối chi cho dạy nghề để thực hiện chủ trương đào tạo nghề theo các cấp trình độ đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH, phổ cập nghề cho người lao động..., NSNN cần phải tiếp tục ưu tiên chi 60% trong tổng chi cho dạy nghề để đạt tỷ lệ 12% trong tổng chi NSNN cho giáo dục - đào tạo vào năm 2013 và ở mức 15% trong giai đoạn 2015-2020 trong đó:
- Nhu cầu chi thường xuyên cho dạy nghề được xác định trên cơ sở nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ lao động qua đào tạo nghề và mức chi phí thường xuyên tối thiểu dự kiến cho từng cấp trình độ dạy nghề đối với đào tạo nghề đại trà. Đối với mức chi phí đào tạo nghề chất lượng cao ở cấp độ quốc tế, khu vự trọng điểm quốc gia dự kiến như sau:
+ Trình độ cao đẳng nghề: Năm 2013 dự kiến chi là 10trđ/hs/năm và tăng dần lên mức 18trđ/hs/năm vào năm 2020.
+ Trình độ trung cấp nghề: Năm 2013 dự kiến là 8trđ/hs/năm và tăng dần lên mức 15trđ/hs/khoá vào năm 2020.
+ Trình độ sơ cấp nghề: Năm 2013 dự kiến là 5trđ/hs/khoá và tăng dần lên mức 8trđ/hs/khoá vào năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Lương giáo viên dạy nghề: Trên cơ sở lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, nhu cầu tiền lương cho giáo viên và CBQL dạy nghề giai đoạn 2011-2020 là 52.500 tỷ đồng, chiếm 50% chi thường xuyên.
+ Vốn đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề được xác định trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư hoàn chính cho từng nghề, từng ngành, từng cơ sở đào tạo, cụ thể sẽ ưu tiên tập trung đầu tư hoàn chỉnh toàn diện cho 26 nghề đạt trình độ quốc tế, 49 nghề đạt trình độ khu vự và 107 nghề đạt cấp độ trọng điểm quốc gia, với mực tiêu đến năm 2020 Việt Nam có 40 trường đào tạo nghề chất lượng cao.
* Học phí dạy nghề được tính toán, xây dựng theo nguyên tắc
- Mức học phí phải được xây dựng dựa trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo theo từng cấp trình độ, ngành nghề đào tạo. Đối với cơ sở dạy nghề ngoài công lập học phí phải đảm bảo đủ trang trải các chi phí thường xuyên, có tích lũy để đầu tư phát triển, đối với cơ sở dạy nghề công lập học phí là khoản bổ sung cùng với NSNN và các nguồn khác để đảm bảo chi phí đào tạo.
- Nhà nước phải đảm bảo Ngân sách để thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, học sinh học ở ngành nghề Nhà nước khuyến khích đào tạo, ngành nghề nặng nhọc, độc hại khó tuyển trong các cơ sở dạy nghề (không kể đó là cơ sở công lập hay ngoài công lập).
- Tiếp tục hỗ trợ Ngân sách để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh học nghề được vạy vốn tín dụng để trang trải các chi phí cho sinh hoạt, học tập. Chuyển chế độ miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên các trường sư phạm sang chế độ ưu tiền cho vay trong cả quá trình học tập, khi ra trường nếu làm giáo viên thì sẽ được xoá nợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Giảm tỷ trọng đóng học phí hiện nay là 20% xuống khoảng 15% trong tổng chi cho dạy nghề, bằng cách tăng tỷ trọng đóng góp của các doanh nghiệp từ 5% hiện nay lên 10% trong giai đoạn 2015-2020 nhằm tăng qui mô tuyển sinh học nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời nâng trách nhiệm của doanh nghiệp là người sử dụng lao động qua đào tạo nghề.
* Nguồn đóng góp của doanh nghiệp cho đào tạo nghề
Phải xây dựng cơ chế chính sách để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp (tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế) dưới các hình thức như tổ chức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở dạy nghề, liên kết với các cơ sở dạy nghề để giáo viên, học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất... và phải có nghĩa vụ đóng kinh phí vào Quỹ hỗ trợ phát triển đào tạo nghề trên số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp. Tổng số đóng góp của doanh nghiệp phải đảm bảo 10% trong tổng số đầu tư cho đào tạo nghề trong giai đoạn từ 2015-2020.
* Nguồn thu của cơ sở dạy nghề từ hoạt động sản xuất, dịch vụ
Mở rộng sản xuất gắn với việc thực tập của học sinh trong các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh và tạo nguồn thu để bổ sung kinh phí đào tạo. Đến năng 2015 100% số trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động dạy nghề phục vụ xã hội. Đồng thời tạo ra nguồn thu để đầu tư cho đào tạo nghề đạt từ 3-5% trong tổng số đầu tư cho đào tạo nghề.
* Nguồn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dù nguồn vốn vay nước ngoài cho dạy nghề sẽ giảm dần trong thời gian tới. Nhưng các khoảng đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tăng dần. Chính phủ phải xây dựng cơ chế chính sách về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề theo hướng thông thoáng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuận lợi nhằm huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, ưu tiên các Dự án vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển dạy nghề, đặc biệt là các Dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phát triển chương trình, học liệu, đao tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
4.2.1.2. Đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng Ngân sách Nhà nước chi cho dạy nghề
* Cơ chế phân bổ NSNN cho đào tạo nghề.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trách nhiệm nắm được tổng nguồn lực tài chính đối với toàn ngành dạy nghề, có quyền và tham gia cùng với Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT trong việc phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm cho dạy nghề.
Phân bổ NSNN có trọng tâm, trọng điểm để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, đặc biệt là vốn đầu tư để phát triển các cơ sở dạy nghề tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực, trường trọng điểm quốc gia, đồng thời đảm bảo kinh phí cho dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp theo qui mô đào tạo hàng năm.
Ưu tiên phân bổ Ngân sách đầu tư cho những cơ sở dạy nghề khó khăn trong tuyển sinh và cơ sở vật chất, thiết bị thuộc các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các cơ sở dạy nghề thuộc các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng căn cứ địa cách mạng, những ngành, nghề cần cho phát triển kinh tế - xã hội nhưng khó tuyển sinh (chi phí đào tạo cao, người học không muốn học...)
Đến năm 2015 phải ban hành được định mức chi phí cho từng cấp trình độ đào tạo, từng nhóm nghề, từng nghề để làm căn cứ giao dự toán Ngân sách, đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo nghề và tạo sự công bằng trong đào tạo giữa các ngành, nghề, giữa các vùng miền...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Từng bước chuyển cơ chế cấp phát NSNN cho dạy nghề theo ''đầu vào'' như hiện nay sang cơ chế chi trả kinh phí đào tạo nghề theo ''đầu ra'' cụ thể là:
Nhân rộng đặt hàng dạy nghề cho những nghề đào tạo chất lượng cao. Mở rộng đối tượng và ưu tiên các đối tượng người học là: người có công với cách mạng, người nghèo, người dân tộc thiểu số... tiến tới thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề đối với tất cả các cơ sở dạy nghề được kiểm định chất lượng đủ điều kiện đào tạo nghề theo nhu cầu của người sử dụng. Nguồn NSNN để thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng dạy nghề đạt 50% tổng số chi NSNN cho dạy nghề vào năm 2015, 90% vào năm 2020.
4.2.1.3. Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch Ngân sách, cơ cấu lại chi Ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu của đào tạo nghề lại chi Ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu của đào tạo nghề
Thực hiện giao dự toán NSNN cho dạy nghề theo thời gian trung hạn 3- 5 năm. Nhà nước và cơ sở dạy nghề chủ động xác định được nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề trong khoảng thời gian trung hạn, đảm bảo được tính nhất quán của việc phân bổ và giao dự toán NSNN cho dạy nghề gắn việc giao dự toán NSNN với kết quả '' đầu ra'' của dạy nghề. Với cơ chế chính sách này sẽ vừa cụ thể hoá chính sách ưu tiên bố trí NSNN cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của dạy nghề trong từng thời kỳ, vừa đảm bảo được tính bền vững của chi NSNN và đảm bảo đạt được các mục tiêu của dạy nghề đã được xác định.
Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn NSNN cho cho dạy nghề để làm căn cứ đánh giá hiệu quả chi NSNN cho dạy nghề.
Xác định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch Ngân sách đào tạo nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.1.4. Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề
- Nhà nước khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho giáo dục theo khả năng của hộ gia đình, của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.
- Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học thể hiện sự chia sẻ thực sụ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học, đủ chi lương và từng bước đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành đào tạo, phần còn lại chi phí thường xuyên và toàn bộ chi đầu tư do Nhà nước đảm nhận.
- Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng cho học sinh và người học nghề thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn vay tiền để học tập. Khi học phí đào tạo tăng thêm theo quy định của Chính phủ thì mức cho vay để học sẽ được tăng thêm tương ứng.
4.2.2. Giải pháp về nội lực
4.2.2.1. Giải pháp chung
* Trách nhiệm trong quản lý tài chính.
- Bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng đào tạo và nguồn tài chính được sử dụng, đầu tư có hiệu quả để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Công bố mục tiêu và cam kết chất lượng đào tạo, kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thực tế, công bố nguồn lực đào tạo của cơ sở đào tạo: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo. liên kết đào tạo, nghiên cứư khoa học, hợp tác quốc tế...
* Xác định học phí và hỗ trợ của Nhà nước và địa phương:
- Mức học phí được phân biệt giữa chương trình đào tạo đại trà với chương trình đào tạo chất lượng cao.
- Nguyên tắc xác định học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà trường với người học và người sử dụng lao động (doanh nghiệp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.2.2. Giải pháp với Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh: ở đây tác giả muốn nói đến giải pháp là CSDN thành lập một Ban tuyển sinh, Ban tuyển sinh này hoạt động theo phương thức đến các trường cuối cấp (cấp 3) để tư vấn, giới thiệu về chương trình đào tạo, quy mô hoạt động, lợi thế của nhà trường,... và song song với đó giới thiệu về công tác hướng nghiệp cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo thông qua việc đầu từ trang thiết bị, nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên.
- Mở rộng hoạt động liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo khác để có thể đáp ứng được nhu học tập tiếp của học sinh, sinh viên sau khi ra trường cũng như của người dân trên địa bàn và khu vực xung quanh: Hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm,...