Về cơ chế huy động nguồn đầu tư cho đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập (Trang 93 - 96)

5. Kết cấu của Luận Văn

3.6.2.1. Về cơ chế huy động nguồn đầu tư cho đào tạo nghề

* Nguồn lực đầu tư từ NSNN cho đào tạo nghề:

- Bình quân trong 5 năm qua tổng chi NSNN cho đào tạo nghề đạt 0.4% GDP là còn quá thấp so với yêu cầu thực tế đào tạo nghề. Trong khi đó các nước trong liên minh Châu Âu chi cho dạy nghề (năm 2003) trên 1% GDP (như Phần Lan là 1.1% GDP, Cộng hoà Czech, Hà Lan là 1% GDP, Thuỵ Sỹ là 1.08% GDP. Vì vậy chưa tạo động lực phát triển mạnh dạy nghề đáp ứng nhu cầu nguồn lao động có tay nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH. Mặt khác các nguồn lực huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ, thu xổ số kiến thiết... chỉ dành đầu tư cho các bậc giáo dục - đào tạo khác, đào tạo nghề chưa được quan tâm.

- Tốc độ tuyển sinh học nghề trong các năm qua tăng gấp 3 lần so với tốc độ tăng nguồn đầu tư từ NSNN bình quân hàng năm. Trong khi các nguồn lực tài chính khác đầu tư cho đào tạo nghề không tăng: giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu thực hành tăng nhanh, lạm phát năm sau cao hơn năm trước... Nhu vậy dẫn đến kinh phí đầu tư cho một suất học nghề liên tục bị giảm xuống trong thời gian qua.

- Do thiếu nguồn đầu tư cho đào tạo nghề nên NSNN bố trí dàn trải nhiều khoản chỉ được '' cầm chừng '' không được bố trí Ngân sách tới ngưỡng cần thiết. Do đó thời gian đầu tư bị kéo dài nên việc sử dụng nguồn Ngân sách kém hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn lực tài chính chưa đáp ứng được việc tập trung đầu tư hoàn chỉnh theo từng nghề, từng nhóm nghề, từng trường trọng điểm tiếp cập trình độ khu vực, quốc tế, vùng kinh tế trọng điểm, các vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...

* Nguồn đóng góp của ngƣời học:

- Chính sách học phí học nghề tuy đã được sửa đổi nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 20% trong tổng chi cho đào tạo nghề vì đối với đào tạo nghề việc chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu thực tập rất tốn kém.

- Mức đóng học phí của người học nghề hiện nay chưa cao, nhưng so với người học nghề là những người có thu nhấp thấp, thì mức đóng học phí hiện hành là rất khó khăn. Vì vậy nếu tăng mức đóng học phí của người học nghề trên 20% trong tổng chi cho đào tạo nghề để đạt mục tiêu: tính đúng, tính đủ chi phí, đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo nghề và có tích lũy cho các cơ sở dạy nghề là không thực hiện được mặt khác nếu tăng học phí lên nữa thì người học nghề sẽ không có khả năng đóng góp, không học nghề nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến qui mô tuyển sinh. Nhưng nếu giữ mức đóng học phí như hiện hành hoặc giảm mức học phí thì sẽ không đảm bảo được chất lượng dạy và học nghề.

- Chính sách học phí còn một số điểm bất cập trong khi đầu tư từ Ngân sách tăng không đáng kể (thậm chí bị cắt giảm như trường hợp của các cơ sở đào tạo thuộc doanh nghiệp Nhà nước) đã gây khó khăn cho người học nghề ở một số nghề đòi hỏi phải chi phí đào tạo lớn, cơ hội việc làm và thu nhập cao.

- Việc quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học nghề và cơ chế thu học phí còn nhiều thủ tục gây khó khăn cho người học. Những đối tượng học nghề ở mức cận nghèo sẽ không có cơ hội tiếp cận học nghề chât lượng cao ở một số cơ sở dạy nghề có thương hiệu vì phải nộp học phí cao theo chương trình đào tạo nghề chất lượng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Nguồn đóng góp của doanh nghiệp:

Hiện nay các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở Việt Nam chưa thực hiện đóng góp kinh phí cho đào tạo nghề với trách nhiệm là '' người sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề '': mức đóng góp 5% trong tổng chi cho học nghề như hiện nay là quá thấp. Do chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp tham gia một cách tích cực, chủ động vào hoạt động dạy nghề (kể cả dạy nghề tại doanh nghiệp và hoạt động phối hợp với cơ sở dạy nghề) nên chưa huy động được tối đa nguồn lực từ phía doanh nghiệp.

* Nguồn thu sự nghiệp, thu sản xuất kinh doanh của các cơ sở dạy nghề

- Thực tế nguồn thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ... tại các cơ sở dạy nghề ở Việt Nam hiện nay là không lớn. Một phần do cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề còn nhiều hạn chế nên việc tận dụng để tăng cường nguồn thu là không đáng kể. Hơn nữa các cơ sở dạy nghề vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, e ngại khi thay đổi cơ chế quản lý, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhằm khai thác tối đa nguồn thu trong đào tạo nghề.

- Chưa triển khai thực hiện việc đánh giá phân loại, xếp hạng các cơ sở dạy nghề để tạo ra thương hiệu cạnh tranh giữa các cơ sở dạy nghề. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở dạy nghề còn chậm. Nên các cơ sở dạy nghề không phát huy được tiềm lực thế mạnh của mình để chủ động hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ tạo ra nguồn thu cho đơn vị.

* Nguồn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc

Nguồn vốn vay và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng chi cho đào tạo nghề. Nhưng các cơ chế chính sách tài chính đối với nguồn kinh phí này biểu hiện nhiều bất cập như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nguồn vốn vay trong và ngoài nước cho đào tạo nghề còn hạn chế về số lượng và chất lượng, thủ tục giải ngân còn nhiều phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều cơ quan. Vì vậy vốn giải ngân thường là chậm, kéo dài thời gian dự án và thường không giải ngân hết được số vốn vay theo Hiệp định đã ký, dẫn đến vốn đối ứng cũng không được bố trí đủ, không đạt được hiệu quả từ nguồn vốn này.

- Thực chất hiện nay chúng ta chưa có cơ chế huy động, sử dụng nguồn đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho dạy nghề nên khi có cơ hội được tài trợ, cho, tặng thì một số cơ sở dạy nghề không giám tiếp nhận. Mặt khác người tự nguyện muốn đóng góp cho dạy nghề thì chưa có được thông tin đầy đủ, trình tự, thủ tục chưa rõ, chưa thực sự thuận lợi.

Một phần của tài liệu Tăng cường nguồn thu cho cơ sở đào tạo nghề công lập (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)