5. Kết cấu của Luận Văn
4.2.1.3. Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch Ngân sách, cơ cấu
lại chi Ngân sách Nhà nước cho các mục tiêu của đào tạo nghề
Thực hiện giao dự toán NSNN cho dạy nghề theo thời gian trung hạn 3- 5 năm. Nhà nước và cơ sở dạy nghề chủ động xác định được nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề trong khoảng thời gian trung hạn, đảm bảo được tính nhất quán của việc phân bổ và giao dự toán NSNN cho dạy nghề gắn việc giao dự toán NSNN với kết quả '' đầu ra'' của dạy nghề. Với cơ chế chính sách này sẽ vừa cụ thể hoá chính sách ưu tiên bố trí NSNN cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của dạy nghề trong từng thời kỳ, vừa đảm bảo được tính bền vững của chi NSNN và đảm bảo đạt được các mục tiêu của dạy nghề đã được xác định.
Xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn NSNN cho cho dạy nghề để làm căn cứ đánh giá hiệu quả chi NSNN cho dạy nghề.
Xác định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch Ngân sách đào tạo nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.1.4. Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề
- Nhà nước khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho giáo dục theo khả năng của hộ gia đình, của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.
- Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học thể hiện sự chia sẻ thực sụ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học, đủ chi lương và từng bước đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành đào tạo, phần còn lại chi phí thường xuyên và toàn bộ chi đầu tư do Nhà nước đảm nhận.
- Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng cho học sinh và người học nghề thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn vay tiền để học tập. Khi học phí đào tạo tăng thêm theo quy định của Chính phủ thì mức cho vay để học sẽ được tăng thêm tương ứng.
4.2.2. Giải pháp về nội lực
4.2.2.1. Giải pháp chung
* Trách nhiệm trong quản lý tài chính.
- Bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng đào tạo và nguồn tài chính được sử dụng, đầu tư có hiệu quả để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Công bố mục tiêu và cam kết chất lượng đào tạo, kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thực tế, công bố nguồn lực đào tạo của cơ sở đào tạo: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo. liên kết đào tạo, nghiên cứư khoa học, hợp tác quốc tế...
* Xác định học phí và hỗ trợ của Nhà nước và địa phương:
- Mức học phí được phân biệt giữa chương trình đào tạo đại trà với chương trình đào tạo chất lượng cao.
- Nguyên tắc xác định học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà trường với người học và người sử dụng lao động (doanh nghiệp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.2.2. Giải pháp với Trường cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh: ở đây tác giả muốn nói đến giải pháp là CSDN thành lập một Ban tuyển sinh, Ban tuyển sinh này hoạt động theo phương thức đến các trường cuối cấp (cấp 3) để tư vấn, giới thiệu về chương trình đào tạo, quy mô hoạt động, lợi thế của nhà trường,... và song song với đó giới thiệu về công tác hướng nghiệp cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo thông qua việc đầu từ trang thiết bị, nâng cao chât lượng đội ngũ giáo viên.
- Mở rộng hoạt động liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo khác để có thể đáp ứng được nhu học tập tiếp của học sinh, sinh viên sau khi ra trường cũng như của người dân trên địa bàn và khu vực xung quanh: Hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm,...
- Tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để có thể nắm bắt được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đối với nguồn lao động và song song với đó có thể tiếp cận được với những hợp đồng đào tạo cho nguồn lao động của doanh nghiệp. Không những thế đơn vị có thể ký kết được hợp đồng cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp chính là những học sinh của mình.
- Nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học để có thể tạo ra những sản phẩm áp dụng được vào trong thực tế sản xuất.
4.2.2.3. Giải pháp với Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Bắc Ninh - Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh: Ngoài những học viên tự - Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh: Ngoài những học viên tự đến đăng ký học thì Trung tâm nên thành lập Ban tuyển sinh. Ban tuyển sinh sẽ chịu trách nhiệm phần lớn công tác tuyển sinh tại đơn vị, bên cạnh đó đơn vị nên xây dựng cơ chế với những người mang học viên về cho mình để làm sao có thể cạnh tranh được với các đơn vị khác trên địa bàn.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo của đơn vị thông qua việc áp dụng phương pháp giảng dạy sinh động sao cho người học tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nên mở rộng hơn nữa hoạt động dịch vụ như: Có thể đầu tư thêm xe đào tạo để dạy bổ túc thêm ngoài chương trình đào tạo cho học viên khi học có nhu cầu.
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác tuyển sinh học viên chính là cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
+ Với loại giấy phép A1 thì mở lớp học và thi cấp giấy phép tại doanh nghiệp vào những ngày nghỉ của doanh nghiệp (liên hệ với Ban chấp hành công đoàn của đơn vị).
+ Với hạng B2 thì bố trí lớp học một cách linh động sao cho phù hợp với quỹ thời gian của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
- Tính đúng, tỉnh đủ học phí nhưng tính sao cho mức học phí có thể cạnh tranh được với các đơn vị khác cùng lĩnh vực trên địa bàn.
4.2.2.4. Giải pháp với Trung tâm dạy nghề thị xã Từ Sơn
- Đa dạng hoá đối tượng đào tạo: Tức ngoài nhiệm vụ đào tạo chính đó là đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thì đơn vị nên mở rộng tuyển sinh ra các đối tượng khác nữa.
- Nâng cao công tác tuyên chuyền, giới thiệu về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn để cho họ thấy được quyền lợi của mình từ cách chính sách của Nhà nước để từ đó có thể tăng số lượng lao động nông thôn học nghề lên.
4.3. Đề xuất và kiến nghị
4.3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần mở rộng cơ chế tự chủ đối với cơ sở dạy nghề công lập để CSDN công lập cũng được tự xây dựng cơ chế học phí theo cơ chế giá cả thị trường. Nhà nước cần có chính sách cho tất cả người học nghề được vay vốn với lãi xuất thấp để họ trang trải được chi phí học tập và sinh hoạt trong thời gian học. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dạy nghề và có tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuẩn quốc gia về chất lượng dạy nghề và thường xuyên kiểm định chất lượng dạy nghề để đơn vị nào không đảm bảo thì cần xem sét lại để cho người học nghề tìm được nơi học đảm bảo chất lượng và các cơ sở đào tạo nghề thu hút được nhiều học viên. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi với những người học nghề để họ hiểu được lập nghiệp không cứ phải đi học đại học mới thành tài.
Nhà nước cần có kế hoạch phân bổ NSNN cho đào tạo nghề tập chung tránh giàn trải thất thoát lãng phí.
Các CTMTQG cần có công tác kiểm tra sau khi thực hiện xong chương trình xem người học nghề có sử dụng nghề mình được học để tạo thu nhập cho bản thân hay không? đồng thời đánh giá ưu nhược điểm của giai đoạn trước để khắc phục cho giai đoạn sau.
4.3.2. Đối với các CSSDN công lập
Các CSDN công lập cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển sinh, cần đầu tư thêm về trang thiết bị giảng dạy sao cho theo kịp được tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thực tế sản xuất.
Các CSDN cần có sự liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề để người học nghề khi học xong phần lý thuyết sẽ được thực hành ngay tại doanh nghiệp sản xuất và sau khi ra trường được doanh nghiệp đó nhận vào làm việc.
Cần đa dạng hoá các nguồn thu từ việc đa dạng hoá các hoạt động của đơn vị. Trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một trong ba khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 -2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Trong khi đó muốn phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì đòi hỏi Nhà nước và xã hội cần đầu tư nguồn tài chính cho đào tạo nghề, nguồn đầu tư của Nhà nước và xã hội chính là nguồn thu của cơ sở dạy nghề. Nhưng điều này không có nghĩa là cơ sở dạy nghề chỉ cần đứng in một chỗ để Nhà nước và xã hội tự mang nguồn thu đến cho mình mà bản thân các cơ sở dạy nghề phải tự vận động để làm sao tìm ra giải pháp tăng cường nguồn thu cho đơn vị mình, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn rất nhiều những tồn tại và hạn chế cần khắc phục nhất là đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập. Với đề tài '' Tăng cường nguồn thu cho các cơ sở đào tạo nghề
công lập '' Luận văn đã làm rõ một số vấn đề sau:
1. Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến nguồn thu của các cơ sở đào tạo nghề công lập, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệp thực tiễn huy động vốn vào đầu tư phát triển đào tạo nghề ở một số nước Đông Á.
2. Phân tích thực trạng nguồn thu của Trường cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh, Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Bắc Ninh, Trung tâm dạy nghề thị xã Từ Sơn cho thấy về cơ cấu nguồn thu của cơ sở dạy nghề công lập một mặt đã có sự thay đổi, tuy không lớn nhưng đã cho thấy sự quan tâm của cơ sở đào tạo nghề công lập tới vấn đề đa dạng hoá các nguồn thu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng nguồn thu của 03 có sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được lựa chọn nghiên cứu, Luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp để tăng cường nguồn thu cho các cơ sở đào tạo nghề công lập như: Đổi mới cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho dạy nghề, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng Ngân sách Nhà nước chi cho dạy nghề và giải pháp về nội lực của các cơ sở dạy nghề công lập...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ LĐ&TBXH (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày
02/10/2006.
2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007
3. Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải (2011), Thông tư liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/02/2011.
4. Chính phủ nước XHXHXNVN (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg
ngày 11/04/2002.
5. Cục Thống kê Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm
2000- 2011, Nhà xuất bản Thống kế, Hà Nội. 6. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Quyết định số 1956/2009/QĐ- TTg ngày 27/11/2009. 7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2012), Quyết định số 630/2012/QĐ- TTg ngày 29/05/2012. 8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2012), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010.
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Luật Dạy nghề năm 2006.
10. Nguyễn Văn Áng (2009), Xác định chi phí đào tạo Đại học ở Việt Nam.
11. UBND tỉnh Bắc Ninh (2011), Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày
04/04/2011.
12. Tổng Cục dạy nghề (2012), Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề ở Việt
Tài liệu trên trang điện tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phụ lục 1
MẠNG LƢỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
TT Tên cơ sở đào tạo Địa điểm Cơ quan quản lý trực tiếp Năm thành lập Chia theo hình thức sở hữu Thuộc doanh nghiệp Quy mô tuyển sinh Ngành nghề đào tạo Công lập Tƣ thục Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Tập đoàn, tổng công ty NN Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
A. CƠ SỞ DẠY NGHỀ HIỆN CÓ 25 I. Cơ sở trực thuộc địa phƣơng 22
1/ Trường cao đẳng nghề 0
2/ Trường Trung cấp nghề 8
1 Trường TCN Bắc Ninh TP Bắc
Ninh Sở LĐTBXH 1967 X 800-
1200
Điện CN&DD, Hàn, Điện tử CN& DD, Công nghệ ôtô, Cơ khí, Tin học,
2 Trường TCN KT-KT Thuận Thành huyện Thuận Thành UBND huyện Thuận Thành 2009 X 600
Kỹ thuật trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Mây tre đan, May CN, Tin VP, Hàn, Điện dd, Điện tử dd, Mộc mỹ nghệ, Thủ công XK
3 Trường TCN Âu Lạc huyện
Quế Võ
Công ty
TNHH Âu Lạc 2005 X X 3000
Đào tạo lái xe ô tô, Sửa chữa ô tô, xe máy; Khách sạn nhà hàng, XD và thiết kế nội ngoại thất, Tin học
4 Trường TCN Sông Cầu TP Bắc
Ninh
Công ty TM
Tuấn Hoa 2005 X X 300 May CN, Tin học VP
5 Trường TCN Đông Đô huyện
Quế Võ
Công ty CP Hỗ trợ nhân đạo VHGD
2005 X X 800
May CN, Mộc, Điện tử, Tin học, Điện DD, Vận hành máy thi công cơ giới, Hàn, Tiện, Xây dựng
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TT Tên cơ sở đào tạo Địa điểm Cơ quan quản lý trực tiếp Năm thành lập Chia theo hình thức sở hữu Thuộc doanh nghiệp Quy mô tuyển sinh Ngành nghề đào tạo Công lập Tƣ thục Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Tập đoàn, tổng công ty NN Khác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 6 Trường TCN Thuận Thành huyện Thuận Thành Công ty CP Thuận Thành 2008 X X 2140
Đào tạo lái xe ô tô, VH máy thi công cơ giới, Sửa chữa ô tô, máy thi công XD, Hàn, Tin học, Kế toán DN 7 Trường TCN KT-KT Hà Nội huyện Thuận Thành Công ty TNHH XL điện HN 2007 X X 750
Kỹ thuật trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Tin VP, Đan thêu XK, Điện DD & CN, Xấy lắp đường dây và trạm điện, Kế toán DN
8 Trường TCN Kỹ thuật cao Bắc Ninh
TP Bắc Ninh
Hội KHCN tự
động VN 2006 X X 300
Sửa chữa điện, điện tử, Hàn điện, May